09:11, 23/11/2020

Trưng bày Di sản văn hóa trong lòng đô thị Pháp-Việt Nam

Nhân kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa thế giới; thiết thực kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2020), sáng 23/11, tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra khai mạc trưng bày "Khu đô thị cổ Provins - Pháp và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị". 
 

Nhân kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa thế giới; thiết thực kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2020), sáng 23/11, tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra khai mạc trưng bày "Khu đô thị cổ Provins - Pháp và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị". 
 
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Hà Nội Vương Đình Huệ tham dự và cắt băng khai mạc.
 
Trưng bày "Khu đô thị cổ Provins - Pháp và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị" giới thiệu 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Khu đô thị cổ Provins (Pháp) - di sản được ghi danh vào Danh sách di sản thế giới tháng 12/2001. Nơi đây từng là một trung tâm trao đổi lớn thời Trung cổ, điều này đã khởi xướng cho giao thương toàn cầu rộng khắp tại châu Âu.
 
 
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Hà Nội Vương Đình Huệ tham dự và cắt băng khai mạc.
Các đại biểu cắt băng khai mạc "Khu đô thị cổ Provins - Pháp và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị". Ảnh VGP/Nhật Bắc

 

Cùng với các tư liệu, hình ảnh về Khu đô thị cổ Provins là các tư liệu về Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - di sản văn hóa được ghi danh vào Danh sách di sản thế giới tháng 8/2010, trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong quá trình phát triển của Nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á. Cả hai khu di sản văn hóa đều nằm trong lòng những đô thị cổ quan trọng hàng ngàn năm lịch sử của Pháp và Việt Nam.
 
 
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Hà Nội Vương Đình Huệ, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam tham quan Khu trưng bày. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Hà Nội Vương Đình Huệ, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Việt Nam tham quan Khu trưng bày. Ảnh VGP/Nhật Bắc
 
Khu trưng bày cũng giới thiệu một số di sản văn hóa thế giới đặc sắc của hai nước; thể hiện mong muốn mở rộng hợp tác với các di sản thế giới nói chung, của Pháp và Việt Nam nói riêng trong việc trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, quảng bá di sản, khai thác và phát triển du lịch di sản.
 
 
Giới thiệu một số di sản văn hóa thế giới đặc sắc của hai nước; thể hiện mong muốn mở rộng hợp tác với các di sản thế giới nói chung, của Pháp và Việt Nam nói riêng trong việc trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, quảng bá di sản, khai thác và phát triển du lịch di sản. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Giới thiệu một số di sản văn hóa thế giới đặc sắc của hai nước; thể hiện mong muốn mở rộng hợp tác với các di sản thế giới nói chung, của Pháp và Việt Nam nói riêng trong việc trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, quảng bá di sản, khai thác và phát triển du lịch di sản. Ảnh VGP/Nhật Bắc
 
Hoạt động trưng bày kéo dài đến hết năm 2020 tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
 
 
Theo baochinhphu.vn