Thập niên 90 thế kỷ XX trở về trước, mỗi lần chia tay đi đâu, thế nào cũng bịn rịn dặn dò nhau nhớ viết thư, nhớ đánh điện tín. Viết thư thì ai viết cũng được, năm 10 tuổi tôi đã thành đứa viết thư không công cho bà ngoại. Ngoại có 4 người con ở xa, trong đó 3 người ở chiến trường...
Có một thời bãi biển Nha Trang được mệnh danh là miền thùy dương cát trắng với sự hoang sơ, dịu dàng đầy thơ mộng. Bãi cát chỉ chạy một đoạn ngắn từ Lầu Ông Tư tới ngã ba đường Tuệ Tĩnh là dừng lại, nhường cho rặng dương và trảng cát hoang vắng...
Một thời xa xưa, xe ngựa là phương tiện chuyên chở hành khách và hàng hóa. Tại quê tôi, xe ngựa chạy trên đường Thành - Nha Trang và ngược lại. Xe ngựa chạy từ Thành lên các xã phía tây; từ nội thành Nha Trang xuống Cửa Bé hay chạy ra phía đèo Rù Rì… và những ngả đường khác trong các huyện…
Dốc vừa đủ cao, rừng vừa đủ rậm, hang hốc vừa đủ thâm u, một cái đầm lầy dưới chân và một cái tháp cổ uy nghi bỏ hoang trên đỉnh là quá đủ để hòn núi ấy trở thành “vương quốc” cho lũ trẻ con ngày ngày trèo lên tung hoành. Cùng với chúng là bầy khỉ dạn dĩ, lũ chim rừng quành quạch...
Đã hơn nửa thế kỷ qua rồi nhưng vẫn còn nguyên trong ký ức tôi những buổi chiều được theo má đi xe lam từ Thành xuống Nha Trang. Xe dừng ở trạm Ty Thông tin, hai má con đi bộ băng qua đường Độc Lập (đường Thống Nhất bây giờ) để má may áo dài.
Một buổi trưa cuối năm, đôi chân liêu xiêu dẫn tôi ghé về bến bà Quẹo. Ở quê, có nhiều địa danh mang tên kỳ cục, quê mùa, mộc mạc như trường bà Bì, bến Đò, xóm cô Tư, chùa thầy Năm, hẻm bà Bốn Xóm...
Về thăm người em ở Sũng Ké trong vịnh Vân Phong, tôi ghé đồi Cô Đơn (thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh). Từ chân đèo Cổ Mã rẽ xuống, đường rộng thênh thang, đèn điện rực sáng. Dễ đã có hơn 20 năm rồi tôi mới trở lại đồi Cô Đơn...
Ngôi chợ ấy quen thuộc đến nỗi không còn nhớ gì, rồi một ngày nó biến mất như trong dịch Covid-19 thì mới thấy hốt hoảng. Đó là chợ Xóm Mới của 4 thế hệ nhà mình. Ngôi chợ mà lúc khởi thủy ở thập niên 50 chỉ là vài sạp hàng nho nhỏ ngay đầu cổng nhà bà ngoại và bà nội...
Ký ức là gì nhỉ? Là những điều tưởng chừng xa xôi nhưng lại rất gần. Một góc phố xưa lẩn khuất trên những con đường giờ đã đổi khác; một hương vị thoảng xa nhưng cứ mãi còn đọng trong tâm tưởng; hay đôi khi chỉ là chạm phải một góc quen nào đó, nên thơ và đẹp đẽ...
Nha Trang - Khánh Hòa đang rộn ràng với chuỗi sự kiện liên kết phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh. Chợt nhớ về những rạp ciné (rạp xi-nê, rạp chiếu phim) nổi tiếng một thời của phố biển.
Những ai sống ở Nha Trang thập niên 1980 hẳn không quên hình ảnh thân thương, tần tảo của những chuyến xe lam đêm ngày từ ngoại ô chạy về chợ Đầm. Có thể là những chuyến xe tanh nồng mùi cá từ Cầu Đá chạy lên, có thể là những chuyến xe lỉnh kỉnh rau trái từ Thành chạy xuống, thơ mộng nhất là có những chuyến xe chở đầy áo trắng học trò…
Có một khu vực dân sinh ở ngay trung tâm thành phố Nha Trang mà có thể rất nhiều người quên khuấy nó, hoặc chỉ ngang qua, hoặc chẳng có việc gì để đi vào.