Thuở nhỏ, tôi rất còi cọc và đau ốm triền miên. Bệnh tật không chỉ làm tôi không lớn nổi mà còn học hành rất tệ. Ám ảnh tôi cho đến giờ là những cơn nóng sốt cao. Ba tôi là một y sĩ...
Đó là lời ca trong bài hát nổi tiếng “Chúng con bên giấc ngủ của Người” của nhạc sĩ Nguyễn Đăng Nước. Đây là ca khúc hay về Bác Hồ và có lẽ cũng là một trong những ca khúc đầu tiên về Lăng Bác.
Ngôi nhà đó giờ vẫn còn, dễ chừng cả trăm năm. Tuy nhiên, chỉ ngôi nhà được giữ làm từ đường, còn khu vườn rộng đầy kỷ niệm tuổi thơ tôi giờ thành nhà phố san sát. Mỗi lần về Thành, đi ngang, tôi hay nhìn vào, ban đầu thấy lạ, riết rồi quen.
Ti là con gái đầu của dì Tám. Thừa hưởng nét tài hoa của dì nên hầu như món nào Ti cũng biết làm. Từ bánh bèo, bánh xèo tới bánh nậm, bánh ít, bánh tét, bánh mặn, bánh chay… Thỉnh thoảng về quê, tôi vẫn hay nhờ Ti làm bánh tai vạc.
Căn nhà của ngoại sau mấy chục năm đã cũ. Những ngôi nhà chung quanh đã xây lên tầng thì nhà ngoại vẫn là mái ngói, qua thời gian ngói đã chuyển màu. Đôi khi các cơn mưa lớn khiến cho những giọt mưa len lỏi tìm ngóc ngách để rơi xuống. Bao nhiêu lần định sửa hoặc xây mới nhưng rồi lại thôi.
Từ khi nào người ta đã mặc định hoa phượng là hoa của học trò. Cứ đến đầu tháng 5, khi những chùm phượng đầu mùa đỏ chói bắt đầu e ấp trong vòm lá xanh là những tâm hồn học trò trở nên nao nức. Chuẩn bị kết thúc năm học rồi, các cô cậu cuối cấp lo về một kỳ thi, còn đám học trò đầu cấp thì mơ về 3 tháng hè được ngủ đẫy mắt, không còn phải thức khuya dậy sớm, ngồi sau lưng ba mẹ chở tới trường vừa tranh thủ gặm ổ bánh mì…
Đó là tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng viết cho lứa tuổi mới lớn của nhà văn người Iran đang sống tại Mỹ - Daniel Nayeri (do tác giả Nguyễn Thảo Nhi dịch, được Nhà Xuất bản Kim Đồng phát hành vào tháng 4-2023)...
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một quê hương để nhớ về, một dòng sông hiền hòa với đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ. Dòng sông quê hương bao năm vẫn chảy, con người ngày càng lớn khôn rồi đi xa...
Một lần, tôi đưa lên Facebook mấy tấm hình tôi chụp trên đường dọc theo một con sông ở Diên Lâm (Diên Khánh). Thời điểm chụp là buổi sáng, dãy núi chạy dài sương giăng lơ lửng in bóng xuống dòng sông, đẹp hư ảo. Trong những bình luận của bạn bè, có bình luận của một bạn vốn dân Hà Nội nhưng là rể Nha Trang: "Với những người ít đến Nha Trang, Khánh Hòa thì hầu như chỉ biết đây là vùng có vịnh, có biển đẹp. Thật ra vùng núi của Khánh Hòa cũng khá nhiều nơi đẹp.
Khu phố tôi ở gần như hiếm có nhà nào có sân nhà. Cũng dễ hiểu bởi giữa thời buổi mỗi tấc đất là tấc vàng, mọi căn nhà mặt tiền đều xây hết phần đất có được, xây thêm tầng, cho nên phần cây xanh cho không gian sống đôi khi là những cây cảnh trong chậu để ở ngoài hiên.
Tháng Ba là mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước… Tháng ba là khi chúng mình cùng lũ trẻ trường làng xuýt xoa bởi cái rét nàng bân vừa ê a đọc những câu ca: "Tháng Giêng là tháng ăn chơi/Tháng Hai trồng đậu tháng Ba trồng cà…". Từ xa xưa cha ông đã thế; đến bây giờ, lớp trẻ cũng cứ nhớ trong lòng những nếp sinh hoạt ấy, dù có thể có hay không diễn ra lễ hội đủ đầy mọi lễ nghi của thuở ấy.