11:06, 07/06/2019

Nhiều nước ủng hộ Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an

Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an khi nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ bằng văn bản và qua lời nói.
 

Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an khi nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ bằng văn bản và qua lời nói.
 
Khóa họp thứ 73 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 7/6 (giờ Mỹ) sẽ tổ chức bầu 5 ủy viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một trong các ứng cử viên với tư cách là đại diện duy nhất cho nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương.
 
Khóa họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sáng ngày 7/6 (giờ Mỹ) sẽ bỏ phiếu bầu 5 Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an: 2 cho nhóm các nước châu Phi, 1 cho nhóm các nước châu Á-Thái Bình Dương, 1 cho nhóm các quốc gia châu Mỹ La tinh và Caribe, và 1 cho nhóm cho các quốc gia Đông Âu.
 

 

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ. (Ảnh: KT)
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ. (Ảnh: KT)
 
6 ứng cử viên cho 5 vị trí lần này bao gồm Estonia, Niger, Rumani, Saint Vincent and the Grenadines, Tuynidi và Việt Nam. Estonia và Rumani ứng cử cho nhóm Đông Âu còn 4 ứng cử viên còn lại là đại diện duy nhất cho các nhóm khác. Để có thể trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, mỗi ứng cử viên phải nhận được ít nhất 2/3 số phiếu, tương đương với 129 phiếu nếu toàn bộ 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tham gia bỏ phiếu.
 
Đây là lần thứ hai Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam từ năm 2008-2009 và Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 7/2008 và tháng 10/2009. Việt Nam đã quyết định chính thức ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 từ tháng 12/2009.
 
Việt Nam hiện đang có cơ hội lớn để trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an khi nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ bằng văn bản và qua lời nói. Ngoài ra, sự thành công của nhiệm kỳ đầu tiên đã để lại uy tín của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đây cũng sẽ là kinh nghiệm tốt để Việt Nam chuẩn bị cho những kế hoạch sắp tới khi có thể chính thức đảm nhiệm vị trí quan trọng này lần thứ hai./.
 
Theo VOV