Gần đây, để thực hiện các đơn hàng bị chậm trễ trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19, công ty tôi làm việc thường tăng ca. Tuy nhiên, việc tăng ca là do thỏa thuận giữa ban giám đốc và các đội sản xuất nên công nhân không được biết thời điểm làm tăng ca và thời gian tăng ca. Xin hỏi quy định pháp luật về vấn đề này thế nào? Thời gian tăng ca tối đa là bao nhiêu?
Hỏi: Gần đây, để thực hiện các đơn hàng bị chậm trễ trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19, công ty tôi làm việc thường tăng ca. Tuy nhiên, việc tăng ca là do thỏa thuận giữa ban giám đốc và các đội sản xuất nên công nhân không được biết thời điểm làm tăng ca và thời gian tăng ca. Xin hỏi quy định pháp luật về vấn đề này thế nào? Thời gian tăng ca tối đa là bao nhiêu?
(Phạm Thị Tuyết, Cam Lâm, Khánh Hòa)
Trả lời: Ngày 23-3-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, trường hợp chủ doanh nghiệp có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động (NLĐ) thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp sau:
- NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
- NLĐ là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 và không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 quy định về làm thêm giờ của Bộ luật Lao động.
Luật gia Minh Hương