Tối 28-3, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tuổi trẻ Lữ đoàn 162 tiếp bước chiến sĩ Điện Biên”. Tham dự có các đồng chí trong Đảng ủy, chỉ huy lữ đoàn, thủ trưởng các phòng, chỉ huy các hải đội, tàu chiến đấu trực thuộc cùng cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong toàn đoàn cơ sở.
Trong 2 cuộc kháng chiến, Đá Bàn (xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa) được biết đến là căn cứ địa cách mạng vững chắc. 48 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng rừng núi Đá Bàn năm xưa đã vươn mình trở thành một miền quê trù phú.
Quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy Liên khu 5 về “Tiêu diệt địch, bồi dưỡng ta, đẩy mạnh phong trào địa phương và tạo điều kiện cho chủ lực học tập nâng cao đánh vận động”, năm 1953, Bộ Tư lệnh Liên khu ủy đã chủ trương mở chiến dịch Hè.
Tháng 4-1953, tại chiến trường Khánh Hòa, Tiểu đoàn 59 (thuộc Trung đoàn 803) đã đánh chiếm, tiêu diệt hệ thống tháp canh, đồn bốt của thực dân Pháp, tham gia đánh trận Vườn Gòn - Đá Bàn bảo vệ vững chắc căn cứ Đá Bàn (xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa) - nơi đóng chân của cơ quan đầu não kháng chiến của Khánh Hòa. Trong số những chiến công của Tiểu đoàn 59 ở xứ Trầm Hương, chiến thắng Vườn Gòn - Đá Bàn đã được ghi vào sử sách, là trang sử hào hùng còn vang mãi đến hôm nay.
Nằm cạnh con suối Đá Bàn uốn lượn, chỉ cách căn cứ cách mạng Đá Bàn chưa đến 3km, Khu lưu niệm Chiến thắng Vườn Gòn - Đá Bàn hiện lên sừng sững, hiên ngang giữa bạt ngàn màu xanh của núi rừng, nương rẫy tại thôn 5, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa. Công trình được khởi công vào đầu tháng 2-2023, có tổng mức đầu tư khoảng 15 tỷ đồng, khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Vườn Gòn - Đá Bàn.
Ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp đã tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Âm mưu của chúng là nhanh chóng dùng lực lượng quân sự sẵn có đánh chiếm Sài Gòn và Nam Bộ, làm bàn đạp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, lập lại chế độ thuộc địa và Liên bang Đông Dương.
Ra đời vào năm 1950 trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có bước chuyển mới, Tiểu đoàn 59 trong đội hình Trung đoàn 803 chủ lực cơ động của Liên khu 5 đã lập được những chiến công vang dội trên khắp chiến trường Liên khu, góp phần cùng quân dân cả nước đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ.
Tham gia hoạt động chiến dịch mùa hè năm 1953, Tiểu đoàn 59 Quân khu 5 đã cơ động vào tỉnh Khánh Hòa hoạt động, phối hợp với Lực lượng vũ trang địa phương, diệt hàng loạt tháp canh ở Tân Phong, Nhĩ Sự, Cầu Lớn, Mỹ Lệ, Hội Bình bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, giải thoát nhiều dân thường bị bắt. Đánh bại cuộc càn quét lớn của địch vào khu vực Đá Bàn, tiêu diệt gọn hơn 1 đại đội Âu, Phi, thu nhiều vũ khí, trang bị của địch.
Tiểu đoàn 59 thuộc Trung đoàn 803 chủ lực cơ động Liên khu 5, được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1950 tại xã Tam Chánh, huyện (nay là thành phố) Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 20/4/1953, dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Lựu, Tiểu đoàn 59 thuộc Trung đoàn 803, bộ đội chủ lực Liên khu 5 đã lập nên chiến công trong trận chống càn ở Vườn Gòn thuộc căn cứ Đá Bàn (Khánh Hòa), buộc thực dân Pháp phải bỏ cuộc hành quân hòng phá căn cứ, tiêu diệt lực lượng chủ lực của Liên khu đang đóng tại đây.
Tiểu đoàn 59 thành lập ngày 10 tháng 6 năm 1950 tại xã Tam Chánh, huyện (nay là thành phố) Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đồng chí Nguyễn Lựu - Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Phạm Đạo - Chính trị viên Tiểu đoàn. Biên chế gồm: Đại đội 6 (Đà Nẵng), Đại đội 11 (Quảng Nam); cuối năm 1950, bổ sung Đại đội 4 (Quảng Nam). Tiền thân của Tiểu đoàn 59 là các đội biệt động hoạt động nội thành, chiến đấu bảo vệ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (1946).