11:04, 16/04/2022

Cứu sống bệnh nhân tắc động mạch cánh tay trái do cục máu đông

Tối 15-4, lãnh đạo Khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu , Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa cứu sống bệnh nhân N.X.T (sinh năm 1942, Tp. Nha Trang) với chẩn đoán tắc động mạch nách, động mạch cánh tay trái và động mạch trụ trái - phù phổi cấp.

Tối 15-4, lãnh đạo Khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu , Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa cứu sống bệnh nhân N.X.T (sinh năm 1942, Tp. Nha Trang) với chẩn đoán tắc động mạch nách, động mạch cánh tay trái và động mạch trụ trái - phù phổi cấp.
 
Ngày 6-4, Bệnh viện Quân y 87 tiếp nhận bệnh nhân T. trong tình trạng mệt, thở nhanh, gắng sức, yếu tay trái, mạch tay trái không bắt được, huyết áp cao, thở oxy qua máy, SpO2 94%. Bệnh nhân X. cho biết, ban đầu thấy cẳng và bàn tay trái khô, nhăn nheo, lạnh và đau nhức. Sau đó lan lên cả cánh tay trái nên vào khám và điều trị. Kết quả chụp MSCT cho thấy hình ảnh huyết khối (cục máu đông) gây tắc hoàn toàn đoạn xa động mạch nách, đoạn gần và đoạn xa động mạch cánh tay trái, tắc động mạch trụ trái. Bệnh viện Quân y 87 chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để tiếp tục điều trị.
 
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, kết quả siêu âm mạch máu tay trái của bệnh nhân cho thấy bị xơ vữa rải rác dọc thành động mạch; phù nề mô mềm cẳng tay. Qua hội chẩn, ê-kíp bác sĩ điều trị xác định tình trạng của bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Vì thế, bệnh nhân T. được chuyển mổ cấp cứu để lấy các cục máu đông gây tắt ở một số vị trí động mạch cánh tay cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân hồi phục dần, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, 2 tay ấm, các móng tay hồng bóng.
 

 

Hình ảnh khối huyết gây tắt được lấy từ cánh tay trái của bệnh nhân
Hình ảnh khối huyết gây tắt được lấy từ cánh tay trái của bệnh nhân

 

Bệnh nhân dần hồi phục sức khỏe.
Bệnh nhân dần hồi phục sức khỏe.
 
 
Các bác sĩ của ê-kíp phẫu thuật khuyên, người dân thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát theo định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Đối với bệnh nhân cao tuổi, có tiền sử tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp, suy giãn tĩnh mạch chi dưới.... cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa, để tư vấn đề phòng biến chứng huyết khối, tắc mạch. Khi có dấu hiệu đau nhức nhiều, chi lạnh đầu xa cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm tránh các biến chứng đáng tiếc.
 
C.Đan