Theo tâm linh, ngư dân xưa ở Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa… có tục lập miếu thờ cá Ông (cá voi), tôn là "thần Nam Hải". Từ tín ngưỡng thờ cá Ông phát sinh ra lễ hội Cầu ngư. Riêng ở tỉnh Khánh Hòa, Cầu ngư là lễ hội lớn, một nét văn hóa đặc trưng của dân cư vùng biển được tổ chức từ ngày 14-6 hàng năm...
Theo tâm linh, ngư dân xưa ở Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa… có tục lập miếu thờ cá Ông (cá voi), tôn là “thần Nam Hải”. Từ tín ngưỡng thờ cá Ông phát sinh ra lễ hội Cầu ngư. Riêng ở tỉnh Khánh Hòa, Cầu ngư là lễ hội lớn, một nét văn hóa đặc trưng của dân cư vùng biển được tổ chức từ ngày 14-6 hàng năm, cầu cho mưa thuận gió hòa được tôm, cá đầy khoang... Lễ hội Cầu ngư ở tỉnh Khánh Hòa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào ngày 10-4-2014.
Bưu chính các nước phát hành nhiều tem về cá voi. Riêng nước ta, có 1 bộ tem cá voi phát hành vào ngày 15-11-1985 gồm 7 tem.
Vì lợi ích kinh tế đem lại của cá voi quá lớn nên cá voi ngày càng bị con người săn bắt nhiều hơn. Năm 1986, Ủy ban Quốc tế cá voi (IWC) ra Hiệp ước cấm đánh bắt cá voi với mục đích thương mại trên toàn thế giới và quy định khu biển bảo tồn cá voi… Tuy nhiên, đến nay vẫn có một số quốc gia không tham gia hiệp ước, cho nên việc bảo tồn cá voi vẫn là vấn đề lâu dài.
Ngụy Như Ánh