10:12, 05/12/2018

Nhận biết 4 dạng vẹo cột sống

Bốn dạng vẹo cột sống phổ biến hiện nay là do bẩm sinh, dính khớp, vẹo cột sống thần kinh và dạng triệu chứng.

Bốn dạng vẹo cột sống phổ biến hiện nay là do bẩm sinh, dính khớp, vẹo cột sống thần kinh và dạng triệu chứng.
 
Theo Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật thần kinh Mỹ, vẹo cột sống là chứng cột sống bị cong bất thường tạo thành một hình dạng C hoặc S. Độ tuổi thường mắc nhất từ 10 đến 15.
 
Theo Boldsky, cột sống bình thường của con người là một đường cong ở phía trên của vai và một đường cong ở phía sau lưng. Khi bị vẹo, cột sống cong theo hình chữ S hay chữ C, hoặc từ bên này sang bên kia. Thông thường đường cong này không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc ngoại hình của bạn, nhưng lâu dài sẽ gây đau lưng và các vấn đề sức khỏe khác.

 

Ảnh: Theo CNN
Ảnh: Theo CNN

 

Các dạng vẹo cột sống phổ biến
 
Vẹo cột sống bẩm sinh nguyên nhân chính là đốt sống bị dị tật trong quá trình phát triển thai nhi. Triệu chứng là vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, hình dáng tổng thể cơ thể nghiêng về một bên.
 
Vẹo cột sống thần kinh xảy ra khi các dây thần kinh và cơ bắp không thể duy trì cột sống, ảnh hưởng đến tủy sống, não và hệ thống cơ bắp. Dấu hiệu đầu tiên là sự thay đổi trong tư thế.
 
Vẹo cột sống dính khớp thường xảy ra ở người lớn khi độ cong ngang của xương sống ở phần thắt lưng dưới tăng dần theo thời gian, tạo thành hình chữ C. Các triệu chứng thường gặp là đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran chân, hoặc đau nhói chân khi đi bộ.
 
Vẹo cột sống triệu chứng, một dạng vẹo cột sống gây rối loạn mô liên kết khác nhau. Triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.
 
Tác hại
 
Đối với trẻ em, vẹo cột sống làm cho vai có hai chiều cao khác nhau, đầu lệch, hông lệch. Xương sườn hoặc hông bị đẩy ra ngoài. Hai bên lưng cao thấp không cân đối.
 
Người lớn thì vai và hông lệch, đi bộ khó khăn, bướu lưng, bị tê, yếu hoặc đau ở chân, mệt mỏi, khó thở. Người lớn bị vẹo cột sống ảnh hưởng đến chiều cao, khó đứng thẳng, thậm chí gây áp lực lên dạ dày. Khi còn nhỏ những người này nhiều khả năng bị đau lưng mạn tính. Lồng sườn ép vào phổi và tim, gây khó thở.
 
Nữ có nguy cơ mắc bệnh về cột sống nhiều hơn.
 
Chẩn đoán
 
Chẩn đoán vẹo cột sống thông qua khám sức khỏe, chụp X-quang cột sống, CT scan hoặc MRI. Đường cong cột sống được coi là tốt nếu lớn hơn 25 đến 30 độ, đường cong cột sống vượt quá 45-50 độ là nghiêm trọng.
 
Trẻ em bị vẹo cột sống cần phải phẫu thuật. Theo Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật thần kinh Mỹ, hầu hết chuyên gia khuyên nên phẫu thuật khi đường cong cột sống lớn hơn 40 độ. Rủi ro khi phẫu thuật là có thể khiến chảy máu quá nhiều, tổn thương dây thần kinh, đau hoặc nhiễm trùng.
 
Ở người lớn tuổi, hút thuốc, thừa cân và các vấn đề sức khỏe khác khiến tình trạng vẹo cột sống phổ biến. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trầm trọng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
 
Bác sĩ khám kiểm tra vẹo cột sống mất khoảng 30 giây. Bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, người bệnh có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
 
Theo VnExpress