Từ tháng 11-2019 đến nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh không có mưa, dẫn đến khô hạn, nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cao. Để đối phó với nguy cơ cháy rừng, ông Trần Minh Thu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết:
Từ tháng 11-2019 đến nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh không có mưa, dẫn đến khô hạn, nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cao. Để đối phó với nguy cơ cháy rừng, ông Trần Minh Thu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết:
- Rút kinh nghiệm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) những năm qua, cụ thể là các vụ cháy trong năm 2018 gây thiệt hại hơn 100ha rừng và năm 2019 gây thiệt hại hơn 7ha rừng, chúng tôi xác định những diện tích rừng trồng của các chủ rừng nhà nước, hộ gia đình trồng liền vùng trên diện tích lớn; các diện tích rừng mà chủ rừng thiếu đầu tư chăm sóc, làm giảm lượng vật liệu cháy hay không thi công ranh cản lửa đủ lớn để ngăn cách với các khu vực sản xuất… là những khu vực đáng quan tâm nhất về cháy rừng trong mùa khô hạn năm nay. Qua rà soát từ các địa phương, toàn tỉnh có gần 50.000ha rừng có nguy cơ cháy cao, nhất là các diện tích rừng trồng tập trung tại các địa phương, rừng thông ở huyện Khánh Sơn, rừng căm xe ở thị xã Ninh Hòa…
- Để chủ động công tác PCCCR trong mùa khô năm nay, các địa phương, đơn vị cần lưu ý những vấn đề gì, thưa ông?
- Xác định nguy cơ cháy rừng rất cao, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm chủ động PCCCR ngay từ đầu năm.
Cụ thể, lực lượng kiểm lâm các cấp tăng cường tham mưu cho các cấp chính quyền thực hiện tốt công tác PCCCR theo quy định; tổ chức kiểm tra việc thực thi phương án PCCCR của các chủ rừng để có kiến nghị, đề xuất, xử lý theo quy định; trực theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm quốc gia để chuyển đến cơ sở kiểm tra, chỉ đạo, huy động lực lượng chữa cháy rừng khi có cháy trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, tham mưu UBND các cấp huy động lực lượng công an, quân đội phối hợp tham gia chữa cháy trong các tình huống xảy ra cháy rừng trên diện rộng vượt quá khả năng của cơ sở.
Đối với đơn vị chủ rừng, phải hoàn thiện kỹ phương án PCCCR theo quy định, trong đó có nhiều biện pháp kỹ thuật như: thi công ranh cản lửa, giảm thiểu lượng vật liệu cháy…; xác định cụ thể các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao để bố trí nhân lực, vật lực, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo ngăn chặn kịp thời các tình huống cháy rừng, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn; đảm bảo trực 24/24 giờ trong mùa cao điểm cháy; canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao.
Từ thực tế các vụ cháy rừng những năm qua cho thấy vẫn còn một số tồn tại, đơn vị chủ rừng nhà nước phải đặc biệt lưu ý. Cụ thể,việc phát hiện cháy trong giai đoạn mới bén lửa vào rừng chưa kịp thời nên khi xảy ra cháy, việc chữa cháy hết sức khó khăn; việc làm giảm vật liệu cháy ở những diện tích rừng đã qua giai đoạn chăm sóc hàng năm chưa được thực hiện; lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ của chủ rừng còn phân tán nên khi có cháy chưa được huy động kịp thời…
- Xin cảm ơn ông!
HẢI LĂNG (Thực hiện)