15:59, 15/05/2023

Phải làm gì khi bị sứa biển "cắn" ?

Mùa hè nắng nóng nhu cầu tắm biển rất cao nhưng không hiếm gặp tình trạng người dân bị sứa "đốt" phải và gây nhiều các vết nổi mẩn khắp người. Vậy làm thế nào để khi bị sứa đốt không ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe của bạn?

Ở Việt Nam thời gian có sứa gây ngứa xuất hiện hầu hết các tháng trong năm. Các bãi tắm thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Nha Trang, Vũng Tàu cần lưu ý khi tắm biển vì rất dễ gặp sứa ngứa (Chrysaora), xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm đúng, vào mùa du lịch biển.

Sứa biển độc như thế nào ?

Sứa biển có các xúc tu với hàng triệu tế bào có chứa chất gây dị ứng và gây độc, vì vậy nếu vô tình chạm vào sứa khi đang bơi, các chất độc này sẽ bám vào da, và xâm nhập vào cơ thể bạn.

Tùy theo loại sứa có độc chất cao hay thấp mà cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu nhẹ, nạn chân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Ở thể nặng có thể khiến người chạm phải đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,… có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê và tử vong.

 

 

 

Xử trí đúng cách khi bị sứa cắn

- Đưa ngay người bị sứa đốt ra khỏi vùng nguy hiểm có sứa.

- Nhổ các xúc tu bám vào da bằng dụng cụ sạch.

- Hạn chế chạm tay vào vết đốt tránh gây nhiễm trùng lan rộng vết thương.

- Rửa vết đốt bằng giấm hay nước biển để làm sạch các chất độc. Có thể dùng ammoniac, cồn hoặc soda cũng phát huy tác dụng tốt. Chườm mát các vị trí tổn thương. Không sử dụng nước ngọt để rửa do sẽ làm tăng hoạt tính độc của sứa.

- Có thể uống thêm thuốc giảm đau , thuốc kháng histamin và bôi kem có chứa corticoid.

- Theo dõi người bị đốt nếu có những biểu hiện nặng như đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, phù mặt, nôn ói, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt… thì phải chở ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị.

Theo Sức khỏe & Đời sống