Đau chân là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tập thể dục, tăng cân, điều kiện di truyền, các vấn đề về tim, sự tăng trưởng, thậm chí là gãy xương hoặc căng duỗi quá mức có thể khiến chân bạn bị đau.
Đau chân là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tập thể dục, tăng cân, điều kiện di truyền, các vấn đề về tim, sự tăng trưởng, thậm chí là gãy xương hoặc căng duỗi quá mức có thể khiến chân bạn bị đau.
Thỉnh thoảng các nguyên nhân thực sự rõ ràng, chẳng hạn như gãy chân. Nhưng một số cơn đau chân có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng.
Sau đây là một số nguyên nhân gây đau chân. Nếu bạn gặp bất kỳ cái nào trong số những triệu chứng này, chớ nên xem nhẹ mà hãy đi gặp bác sĩ, theo trang tin Hearty Aging.
Bệnh Legg-Calve-Perthes
Có một đứa trẻ than phiền đau ở bất cứ đâu từ hông đến đầu gối và có cử động hông hạn chế? Đó có thể là bệnh Legg-Calve-Perthes. Bệnh này xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho đầu xương đùi (khớp bóng) bị mất và xương bắt đầu chết.
Xương cuối cùng bị vỡ ra và mất hình dạng quả bóng. Sau khi việc cung cấp máu được phục hồi, xương sẽ tự tái tạo lại, nhưng không còn mịn màng và tròn.
Có những phương pháp điều trị giúp bảo toàn hình dạng khớp xương đùi, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Viêm khớp nhiễm trùng
Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi dễ bị viêm khớp nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau đầu gối, hông hoặc vai đột ngột và sốt sau khi bị nhiễm trùng, hoặc nếu bạn bị chấn thương xuyên thấu khớp, hãy đi gặp bác sĩ.
Các vi trùng từ khu vực nhiễm trùng có thể đã đi đến một khớp xương và “đóng đô” ở đó. Nhiễm trùng xảy ra nhanh chóng và có thể làm hỏng cả sụn lẫn xương.
Các yếu tố rủi ro bao gồm các vấn đề về khớp hiện tại, một số loại thuốc, làn da mỏng, hệ miễn dịch yếu và chấn thương khớp.
Ung thư xương
Ung thư xương rất hiếm nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu bạn bị đau xương kèm theo sưng, mệt mỏi và giảm cân ngoài ý muốn, hãy nói với bác sĩ của bạn.
Cơn đau thường sẽ không liên tục, tồi tệ hơn vào ban đêm và thường không được xoa dịu bằng bởi các thuốc giảm đau không kê đơn. Ung thư xương có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Có nhiều loại ung thư xương và tất cả dường như có mối liên hệ chặt chẽ với phóng xạ và các hội chứng di truyền, theo Hearty Aging.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể là một kẻ giết người thầm lặng. DVT xảy ra khi cục máu đông hình thành ở một trong những tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể bạn, phổ biến nhất là chân. Cục máu đông có thể vỡ ra, di chuyển đến phổi và cản trở sự lưu thông máu. Những người ít vận động (các chuyến bay dài hoặc lái xe, nghỉ ngơi trên giường...) dễ bị tình trạng này.
Hãy tìm xem bắp chân của bạn có bị chuột rút hoặc đau nhức, da đỏ/đổi màu và có cảm giác ấm nóng hay không. Nếu bạn bị khó thở, đau khi thở, mạch nhanh, ho ra máu và chóng mặt, hãy nhờ giúp đỡ ngay lập tức.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn nghiêm trọng. Hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô cơ thể và có thể ảnh hưởng đến khớp, da, mắt và hệ tim mạch.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm đau, đau khớp, cứng khớp, mệt mỏi, sốt và giảm cân.
Các khớp bị biến dạng nhìn thấy ở người lớn tuổi có thể là kết quả của viêm khớp dạng thấp. Nó vô cùng đau đớn và có thể dẫn đến bệnh tim và phổi. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch, ung thư máu/hạch bạch huyết, theo Hearty Aging.
Theo Thanh niên