02:05, 14/05/2019

7 giờ độc không được gội đầu kẻo trúng gió, đột quỵ

Tắm gội giúp cơ thể sạch sẽ, thư thái nhưng nếu không thực hiện đúng cách có thể gây nguy hại tới sức khỏe.

Tắm gội giúp cơ thể sạch sẽ, thư thái nhưng nếu không thực hiện đúng cách có thể gây nguy hại tới sức khỏe.
 
Dưới đây là 7 thời điểm cần lưu ý không nên gội đầu:
 
1. Gội đầu vào buổi sáng
 
Đây chính là hành động khiến mái tóc bị rụng, gây nhức đầu. Vì sao ư? Lý do là cơ thể con người khi mới ngủ dậy chức năng lưu thông máu còn chậm, nếu lúc này bạn gội đầu ngay có thể dẫn đến việc chóng mặt, đau đầu, cảm lạnh và sốt. Hơn nữa, nhiệt độ vào sáng sớm thường thấp nên nếu bạn gội đầu mà trúng gió độc sẽ cảm thấy choáng váng, quay cuồng, thậm chí là đột quỵ.
 
Nếu thực sự cần thiết phải gội đầu vào sáng sớm, bạn nên gội sau khi ngủ dậy 30 phút. Nhớ gội đầu bằng nước ấm và sấy khô ngay sau khi xong nhé.
 
2. Quá no hoặc quá đói
 
Khi đang ở trong tình trạng quá no hoặc quá đói nếu bạn gội đầu vào 2 thời điểm này rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bao tử, buồn nôn, chóng mặt... thậm chí còn đe dọa tính mạng con người.

 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

 

3. Gội đầu vào đêm khuya
 
Có rất nhiều chị em bị chứng đau đầu, tiền đình "hành hạ" trong nhiều năm trời mà không biết rằng một trong số những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chính là vì gội đầu đêm và không sấy khô trước khi ngủ.
 
Bạn không nên gội đầu sau 11h đêm và tránh để tóc ẩm đi ngủ vì sẽ cản trở lưu thông máu, dẫn đến chứng đau đầu kinh niên.
 
4. Khi ốm sốt
 
Khi ốm sốt là thời điểm mà cơ thể đang trong tình trạng suy yếu, sức đề kháng kém. Chỉ cần gặp nước lạnh hoặc tác động gì đó lên đầu rất dễ gây nên những tổn thương. Nếu đang đau đầu, các cơn đau sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Ngoài ra, một hiện tượng thường thấy ở những người đang ốm và đau đầu mà gội đầu gặp phải đó chính là cảm lạnh. Trong Đông y còn gọi là chứng phong hàn. Đây là hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng con người.
 
5. Gội đầu thời kỳ kinh nguyệt
 
Thông thường vào những ngày này, chị em thường có thói quen tắm gội thật kỹ để cơ thể được sạch sẽ. Nhưng theo nghiên cứu, việc gội đầu trong những ngày "nhạy cảm" này sẽ khiến cho máu dồn về vùng đầu, dẫn đến sự lưu thông máu ở tử cung sẽ chịu ảnh hưởng, không thể bài tiết sạch, giảm lượng máu kinh và gây đau bụng.
 
Hơn nữa, việc gội đầu vào những ngày "đèn đỏ" sẽ khiến chân tóc mở rộng, rất dễ bị nhiễm gió lạnh dẫn tới đau đầu.
 
6. Ngay sau khi tập thể dục
 
Tập thể dục xong nhiều người sẽ muốn đi tắm gội luôn cho đỡ nóng và mệt. Nhưng tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi và cơ thể trở lại trạng thái bình thường trước khi tắm gội kẻo bị cảm.
 
7. Sau khi uống rượu
 
Chớ dại gội đầu sau khi vừa uống rượu bia vì ì rất có thể gây chóng mặt, cảm giác tối sầm và nôn mửa. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạch cũng cần tránh dùng nước lạnh để gội đầu sau khi uống rượu.
Ngoài ra, cần tránh những thói quen có hại khi tắm gội sau đây:
 
1. Lạm dụng sữa tắm
 
Các loại sữa tắm thường chứa chất lauryl amidopropyl betain và BHT có thể kích thích một số hóa chất ngấm vào da một cách nhanh chóng. Nếu lạm dụng sữa tắm quá nhiều và trong thời gian dài, các hóa chất này sẽ kết hợp với canxi và sắt đọng lại trong các tổ chức dưới da dẫn tới da bị khô, viêm da dị ứng… Nên chọn loại sữa tắm có thành phần đơn giản, mỗi lần tắm chỉ cần dùng một lượng nhỏ là được.
 
2. Tắm nước quá nóng
 
Tắm nước ấm, nhiệt độ vừa phải rất tốt cho cơ thể lại tránh được nguy cơ trúng gió. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ dễ gây tổn thương cho da dẫn đến các mao mạch giãn nở gây hiện tượng da bị khô, nứt nẻ. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim. Nhiệt độ nước thích hợp để tắm nhất vào mùa đông là từ 24-29 độ.
 
3. Tắm gội từ đầu xuống chân
 
Trình tự tắm gội chuẩn như sau: Rửa mặt, tắm toàn thân và gội đầu. Nếu là mùa đông thì có thể dùng nước ấm dội vào bàn chân trước để cơ thể thích nghi nhanh với nhiệt độ môi trường. Không nên gội đầu xong mới tắm vì khi đó khiến các mạch máu trên đầu khó lưu thông vì sự chênh lệnh nhiệt độ đột ngột, có thể gây choáng váng.
 
4. Tắm xong đi ngủ ngay
 
Độ nóng của nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây ức chế hoạt động của não bộ. Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt hơn hết là bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ. Còn trường hợp bạn không có thời gian mà vẫn muốn sạch sẽ để lên giường thì chỉ cần dùng khăn lạnh ẩm lau lại phần trán và cổ 5 phút là được. Cách làm này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được trung hòa ở mức bình thường.
 
Theo Kiến thức