12:01, 14/01/2019

Uống rượu khi bụng đói ảnh hưởng sức khỏe như thế nào

Bạn bị tăng nguy cơ ngộ độc, giảm khả năng nhận thức, loét dạ dày và các vấn đề về gan...

Bạn bị tăng nguy cơ ngộ độc, giảm khả năng nhận thức, loét dạ dày và các vấn đề về gan...
 
Theo Fox News, tại Mỹ, 88.000 người chết mỗi năm liên quan đến rượu. Đồ uống có cồn là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba sau hút thuốc lá và béo phì.

 

 

Dễ bị say
 
Rượu được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Khi dạ dày trống, rượu đi thẳng xuống ruột non dễ gây say. Ăn trước khi uống, dạ dày lưu lại rượu lâu hơn.
 
Suy nhược cơ thể
 
Khi đói, lượng đường trong máu giảm do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin đáp ứng hàm lượng đường trong rượu. Rượu kích thích dạ dày, gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi vào hôm sau.
 
Tăng nguy cơ ngộ độc rượu
 
Methanol trong rượu vào cơ thể được chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc. Nhiều người cho rằng say rượu không nguy hiểm. Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu, tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
 
Hạ đường huyết
 
Đường huyết giảm đột ngột gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu cơ địa yếu và môi trường bên ngoài nóng bức.
 
Viêm loét dạ dày
 
Bỏ bữa trước khi uống rượu làm ức chế quá trình trao đổi chất, thực phẩm ăn sau đó được tích tụ dưới dạng chất béo.
 
Các chất kích thích trong rượu gây hại cho nội tạng, nhất là niêm mạc dạ dày. Lượng cồn vào dạ dày làm xót niêm mạc, chảy máu khiến tim đập nhanh, toát mồ hôi, buồn nôn, hạ đường huyết.
 
Các chuyên gia khuyên trước khi uống rượu nên ăn trứng, rau xanh, dưa chuột, uống một ít sữa. Thường xuyên tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.
 
Theo VnExpress