Quả Phật thủ có hình dáng nắm tay của phật. Trong Phật thủ có tinh dầu và một chất Flavonoit gọi là Hesperidive C25H21O15.
Quả Phật thủ có hình dáng nắm tay của phật. Trong Phật thủ có tinh dầu và một chất Flavonoit gọi là Hesperidive C25H21O15.
Phật thủ thường dùng để ăn, làm mứt hay làm thuốc. |
Phật thủ thường dùng để ăn, làm mứt hay làm thuốc. Phật thủ vị cay, hơi đắng và chua, tính ôn vào 3 kinh phế và tỳ, vị. Có công dụng lý khí - hành khí giải uất đối với các loại khí trệ, khí nghịch - thư can, chỉ thống - ngừng đau, cầm nôn mửa, mạnh tỳ chữa ho. Hương thảo làm tỉnh tỳ, lý khí, khai vị công năng rất tốt.
Về lâm sàng, Phật thủ chủ trị khí trệ ở can vị ngực bụng trướng đau. Phật thủ hương thơm, cay, tán, đắng giáng ôn, thông nên dùng chữa các chứng khí trệ can uất, can vị không hoà tạo nên các chứng hiếp can trướng thống, quản phúc (bụng), lí mẫn, nôn mửa ăn ít. Phật thủ thư can giải uất, trị chứng đàm (đờm) khí giao trở sinh ế cách, chửa tràng nhạc (bệnh lao hạch ở 2 bên cổ).
Theo “Dược tính chỉ nam” Phật thủ còn chữa được cả chứng đi lỵ bị rặn nhiều và chứng đau bụng hoắc loạn. Nhưng chứng lỵ đã lâu mà khí lực quá yếu mệt, không nên dùng nó.
Theo lâm sàng báo (Trung Quốc) Phật thủ chữa được tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan trẻ em. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi: Phật thủ dùng ngày từ 3 - 6 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt.
Theo - Caythuocquy.info.vn