Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo "Nghị quyết tài chính Công đoàn và đề án thực hiện thí điểm mô hình chuỗi hoạt động kinh tế Công đoàn".
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo “Nghị quyết tài chính Công đoàn (CĐ) và đề án thực hiện thí điểm mô hình chuỗi hoạt động kinh tế CĐ”.
Giai đoạn 2016-2018, với sự chỉ đạo quyết liệt trong việc thu tài chính CĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp CĐ thực hiện thu kinh phí CĐ 2% khu vực sản xuất kinh doanh tập trung qua một tài khoản trung gian, sau đó cấp trả tự động cho các cấp CĐ. Công tác chi tài chính CĐ bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, nguồn kinh phí đã tập trung cho các hoạt động bảo vệ đoàn viên và người lao động, hoạt động phong trào và các hoạt động chăm lo thiết thực cho lợi ích đoàn viên. Tuy số thu tài chính CĐ năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ thất thu kinh phí còn cao, tập trung nhiều ở khu vực doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức CĐ.
Góp ý cho dự thảo mới, nhiều ý kiến đề nghị để tránh tình trạng thất thu, cần có những chế tài mạnh hơn, đồng bộ và quyết liệt. Cụ thể, các cấp CĐ cần theo sát tình hình thu và nắm bắt đối với các đơn vị kéo dài để kịp thời thông tin tới các cơ quan chức năng; phải gắn việc nộp kinh phí CĐ với công tác thi đua, đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp; đưa những đơn vị vi phạm lên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, cần có quy định về lãi nộp chậm; phạt hành chính với những hành vi vi phạm; với hành động chiếm đoạt, chiếm dụng, sử dụng sai của chủ DN thì phải xử lý hình sự.
G.C