Ngày 26-12, UBND tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI); Tổ chuyên gia giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS, Phòng chống ma túy, mại dâm tổ chức hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện biên bản ghi nhớ về việc phối hợp thực hiện đề án "Đổi mới công tác cai nghiện và thực hiện mô hình can thiệp giảm tác hại cho người bán dâm ở tỉnh".
Ngày 26-12, UBND tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI); Tổ chuyên gia giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS, Phòng chống ma túy, mại dâm tổ chức hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện biên bản ghi nhớ về việc phối hợp thực hiện đề án “Đổi mới công tác cai nghiện và thực hiện mô hình can thiệp giảm tác hại cho người bán dâm ở tỉnh”.
Qua 4 năm thực hiện đề án, toàn tỉnh đã tiếp nhận 269 người nghiện ma túy tham gia cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng; đồng thời đã thành lập 10 điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện. Đến nay, các điểm tư vấn đã thực hiện tư vấn cho hơn 1.380 lượt người nghiện ma túy, 2.880 lượt tư vấn nhóm, 142 gia đình người nghiện và điều trị cắt cơn giải độc cho 128 lượt người. Cùng với đó, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadone cho 517 người. Thông qua các mô hình hỗ trợ vốn vay cho người bán dâm hoàn lương, câu lạc bộ niềm tin, can thiệp giảm hại cho nhóm tiếp viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện nhạy cảm về an ninh trật tự trong phòng, chống mại dâm… đã có 21 người được hỗ trợ vay vốn để làm kinh tế với tổng số tiền gần 400 triệu đồng; 172 người được hỗ trợ kinh phí học nghề chuyển đổi công việc…
Nhiệm vụ trọng tâm đề án đặt ra đến năm 2020 là tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền; tăng cường công tác quản lý và hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nghiện ma túy và người bán dâm…
T.Ly