Có rất nhiều người hy sinh khi đang làm công tác nhân đạo trên thế giới, mà đỉnh cao là vào ngày 19-8-2003, trụ sở Liên hợp quốc tại Iraq bị đánh bom làm 22 người thiệt mạng. Thấy rõ sự nguy hiểm đối với những người làm nhiệm vụ nhân đạo quốc tế, năm 2008, theo đề nghị của Thụy Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận lấy ngày 19-8 hàng năm là Ngày Nhân đạo thế giới (World Humanitarian Day).
Có rất nhiều người hy sinh khi đang làm công tác nhân đạo trên thế giới, mà đỉnh cao là vào ngày 19-8-2003, trụ sở Liên hợp quốc tại Iraq bị đánh bom làm 22 người thiệt mạng. Thấy rõ sự nguy hiểm đối với những người làm nhiệm vụ nhân đạo quốc tế, năm 2008, theo đề nghị của Thụy Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận lấy ngày 19-8 hàng năm là Ngày Nhân đạo thế giới (World Humanitarian Day).
Ngày Nhân đạo thế giới 19-8 được tổ chức kỷ niệm hàng năm nhằm tri ân những người đã mất hoặc bị thương và các nhân viên nhân đạo đang làm nhiệm vụ quốc tế. Bưu chính các nước trên thế giới đã phát hành nhiều tem tôn vinh những người làm công tác nhân đạo. Điển hình như mẫu tem bác sĩ A. Yersin - người đã đến tâm điểm dịch hạch ở Hồng Kông năm 1884 tìm ra vi khuẩn dịch hạch và điều chế vắc xin cứu hàng triệu triệu người trên thế giới; hay Albert Schweitzer - vị bác sĩ giàu lòng nhân ái đã chữa cho hàng trăm nghìn bệnh nhân ở châu Phi trong hơn 50 năm. Ngoài ra còn có các tem về hình ảnh nhân đạo giúp đỡ nạn nhân trong và sau chiến tranh; hình ảnh đội ngũ y tá, bác sĩ, những tình nguyện viên… trong đại dịch Covid-19 vừa qua...
Ngụy Như Ánh