Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa kịp phát hành tem phục vụ trong nước nên đã dùng tem Đông Dương in đè lên tem với tiêu đề "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", hay "Độc lập, tự do, hạnh phúc", "Dân chủ"… (có 13 tiêu đề khác nhau) tạo thành 57 mẫu tem mới để dùng tạm.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa kịp phát hành tem phục vụ trong nước nên đã dùng tem Đông Dương in đè lên tem với tiêu đề “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, hay “Độc lập, tự do, hạnh phúc”, “Dân chủ”… (có 13 tiêu đề khác nhau) tạo thành 57 mẫu tem mới để dùng tạm.
Trong 57 mẫu tem mới trên, có mẫu tem Đông Dương “Giáo sĩ Bá Đa Lộc 20c” được in đè tiêu đề “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Binh sĩ bị nạn” phụ thu cứu quốc 20c + 3đ, mã số 53. Mẫu tem Đông Dương “Những thành phố bị tàn phá 15c + 60c” cũng được in đè tiêu đề trên nhưng phụ thu cứu quốc 15c + 5đ, mã số 53. Hai mẫu tem mới này phát hành theo Sắc lệnh số 164 ngày 26-8-1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với nội dung in đè trên, 2 mẫu tem này được phát hành để giúp “binh sĩ bị nạn” cứu quốc và ta có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là giúp các gia đình thương binh, liệt sĩ. Tuy có ý nghĩa như trên nhưng 2 mẫu tem này thuộc dòng tem năm 1945 - 1946, không thấy tem bưu chính Việt Nam đưa vào chủ đề tem “thương binh”. Tem thương binh chính thức phát hành đầu tiên vào ngày 1-5-1958 có hình “Huy hiệu thương binh”, không giá, do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế. Tính đến năm 1988, có tất cả 17 mẫu tem thương binh (đa số không có giá mặt). Sau năm 1988, Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiêu chuẩn hưởng tem thương binh được quy ra tiền chuyển thẳng vào lương. Vì vậy, Nhà nước dừng phát hành tem dùng riêng cho thương binh, tất cả đều dùng tem bưu chính phổ thông cho đến nay.
Như vậy, tem “binh sĩ bị nạn, cứu quốc” là mẫu tem duy nhất có phụ thu của tem bưu chính Việt Nam, thật độc đáo. Mẫu tem này cực hiếm trên bì thư thực gởi.
Ngụy Như Ánh