11:05, 27/05/2015

Triển lãm nghệ thuật của trẻ tự kỷ: "Khác biệt và tương lai"

Từ 26/5 -31/5, triển lãm nghệ thuật của trẻ tự kỷ sẽ được tổ chức tại 24, Lý Quốc Sư. Thông qua những bức tranh, bức tượng, người xem có thể cảm nhận phần nào về thế giới nội tâm của các trẻ bị tự kỷ.

Từ 26/5 -31/5, triển lãm nghệ thuật của trẻ tự kỷ sẽ được tổ chức tại 24, Lý Quốc Sư. Thông qua những bức tranh, bức tượng, người xem có thể cảm nhận phần nào về thế giới nội tâm của các trẻ bị tự kỷ.

 

Bức tranh ‘Đến trường’ của Hoàng Minh với ý nghĩa: “Khi ta gặp khó khăn thì ta phải cố gắng”.
Bức tranh ‘Đến trường’ của Hoàng Minh với ý nghĩa: “Khi ta gặp khó khăn thì ta phải cố gắng”.


Hưởng ứng chủ đề ‘Nhận thức Chứng tự kỷ năm 2015: Việc làm - thế mạnh của người tự kỷ’ do Liên Hợp Quốc phát động, và sáng kiến của họa sĩ Lê Thiết Cương cùng với ca sĩ – đại sứ thiện chí của trẻ tự kỷ Hà Linh, triển lãm nghệ thuật sẽ tổ chức, trưng bày các bức tranh của 5 trẻ tự kỷ là Nguyễn Trung Hiếu, Hà Đình Chí (Nem), Nguyễn Gia Bảo, Phạm Bình Minh, Trịnh Hoàng Minh.

Những bức tranh được trưng bày là cái nhìn chân thực nhất của các em đối với cuộc sống, thế giới xung quanh. Thế giới ấy rất giản dị có thể chỉ là hình quả cả chua, lọ hoa quả mà các em nhìn thấy, hình ảnh về lăng Bác sau chuyến đi thăm cùng cả lớp, hay về cánh đồng quê mà các em đã được đến… nhưng tất cả đều rất sống động. Bởi đây là cách giao tiếp của các em. Hầu hết trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn về giao tiếp, chính vị vậy, các em dùng những phương thức khác nhau để tự nói lên suy nghĩ của mình.

Trịnh Hoàng Minh đã nói lên suy nghĩ của mình qua bức tranh ‘Đến trường’ vào năm 7 tuổi. Một trong những bức tranh màu nước đầu tiên của con, con cũng mẹ đến trường và cổng trường lúc nào cũng đóng. Cổng trường đóng như trở ngại của trẻ tự kỷ khi khi đến trường nhưng các cô giáo luôn giúp đỡ các bạn trẻ tự kỷ. Đây là lời tựa của bức tranh và cũng là suy nghĩ của Hoàng Minh khi đến trường.


Các bức tranh của Trung Hiếu, Hà Chí, Gia Bảo, Hoàng Minh hay các bức tượng của Bình Minh đại diện phần nào cho thế giới của rất nhiều trẻ tự kỷ khác – những đứa trẻ đang cần xã hội quan tâm hơn nữa để có thể đóng góp sức lực xây dựng cuộc sống.

Triển lãm không chỉ nhằm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật mà hơn hết nó còn định hướng giáo dục và việc làm tương lai cho nhóm trẻ năng khiếu nghệ thuật; truyền cảm hứng cho các gia đình có con tự kỷ, khuyến khích chú ý, tạo cơ hội và phát huy năng lực của trẻ tự kỷ; thay đổi nhận thức cộng đồng về chứng tự kỷ theo hướng tích cực.

 

Buổi triển lãm nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều người.
Buổi triển lãm nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều người.


Họa sĩ Lê Thiết Cương nói: “Tôi mong triển lãm này sẽ như hồi chuông đánh thức cộng đồng, xã hội hiểu nhận thức đúng đắn về căn bệnh này, hãy coi đây là một loại khuyết tật để giúp đỡ các cháu. Đồng thời mong chính phủ có những chính sách hợp lý hộ trợ trẻ tự kỷ”.


Rất nhiều người đã đến, lần đầu tiên có cơ hội tiếp xúc, khám phá về cuộc sống của trẻ em mắc chứng tự kỷ. Đối với họ, quan trọng hơn hiểu chính là sự cảm thông, đồng cảm đối với các em. Chị Hương – người lần đầu đến xem chia sẻ: “ Khi nhìn thấy các bức tranh này, chị hiểu hơn về bệnh tự kỷ. Các em ấy cần được hiểu hơn, được cảm thông, chia sẻ, quan tâm nhiều hơn. Mong rằng buổi triển lãm sẽ giúp các em ấy, tạo điều kiện tốt hơn cho các em hòa nhập với xã hội”.

Theo thống kê mới nhất thì Việt Nam hiện có khoảng 200.000 trẻ em mắc bệnh tự kỷ. Tính ra, cứ có 166 trẻ em thì có 1 em mắc chứng tự kỷ. Đây là số lượng lớn, đáng báo động, cần được cả xã hội quan tâm và can thiệp sớm.
 

Theo Hà Nội Mới