11:06, 30/06/2019

Copa America 2019, khi VAR tạo nên ảnh hưởng lớn

Có thể nói Copa America 2019 là giải đấu đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ VAR (công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video), khi mà có rất nhiều trận đấu kết quả đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ công nghệ này. Đặc biệt nhất là tại vòng tứ kết, VAR đã ảnh hưởng đến kết quả của cả 4 trận đấu.

Có thể nói Copa America 2019 là giải đấu đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ VAR (công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video), khi mà có rất nhiều trận đấu kết quả đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ công nghệ này. Đặc biệt nhất là tại vòng tứ kết, VAR đã ảnh hưởng đến kết quả của cả 4 trận đấu.
 
Đội tuyển Uruguay thua trận một cách cay đắng sau 2 lần bị VAR từ chối bàn thắng.
Đội tuyển Uruguay thua trận một cách cay đắng sau 2 lần bị VAR từ chối bàn thắng.
Trong trận tứ kết giữa đội tuyển Brazil và Paraguay, đội tuyển Brazil đã mất một quả phạt đền khi trọng tài Roberto Tobar Vargas thổi phạt Fabian Balbuena (Paraguay) làm ngã đối thủ và quyết định phạt 11m, nhưng sau khi xem VAR đã thu hồi quyết định phạt 11m. Với việc đội tuyển Brazil phải rất vất vả mới vượt qua được đội tuyển Paraguay thông qua những lượt sút luân lưu đầy cân não, thì mới thấy quả phạt 11m bị mất bởi VAR là đáng quý cỡ nào.
 
Trận tứ kết giữa đội tuyển Argentina và đội tuyển Venezuela, tuy trình độ giữa 2 đội tuyển cách biệt nhau khá nhiều, đội tuyển Argentina cũng không quá khó khăn để vượt qua đội tuyển Venezuela với tỷ số 2-0, nhưng đó lại là trận đấu có tới 4 lần sử dung VAR để xác định có phạt 11m hay không. Trong 4 lần sử dụng VAR đó có 2 lần là của đội tuyển Argentina và 2 lần là của đội tuyển Venezuela. Dù cho đây là trận đấu vượt trội của đội tuyển Argentina, nhưng với 4 tình huống có thể xảy ra phạt 11m được từ chối bởi VAR như vậy, thì không ai nói trước được điều gì nếu không có công nghệ VAR được áp dụng và thần may mắn lại ngoảnh mặt với một bên nào đó.
 
Trận tứ kết giữa đội tuyển Colombia và đội tuyển Chile, có lẽ đội tuyển Chile sẽ không phải vất vả đến như vậy khi chỉ có thể vượt qua được đội tuyển Colombia thông qua những lượt sút phạt luân lưu, nếu không bị VAR tước đi 2 bàn thắng. Đó cũng là trận đấu mà đội tuyển Chile đã thể hiện được sức mạnh nhỉnh hơn hẳn đội tuyển Colombia, thông qua tỷ lệ kiểm soát bóng cao hơn, số lần dứt điểm nhiều hơn, số pha bóng nguy hiểm nhiều hơn. Vấn đề là, tuy đội tuyển Chile đã 2 lần đưa được bóng vào lưới của đội tuyển Colombia, nhưng đều không được công nhận bởi VAR. Nếu như đội tuyển Chile không thể vượt qua đội tuyển Colombia trên chấm phạt đền, thì có thể nói là quá cay đắng.
 
Và cay đắng cũng chính là 2 từ chính xác nhất để mô tả cảm xúc của đội tuyển Uruguay, trong trận tứ kết giữa đội tuyển Uruguay và đội tuyển Peru. Bởi lẽ, họ đã có tới 3 lần đưa bóng vào lưới đội tuyển Peru nhưng đều không được công nhận bàn thắng. Trong đó, bàn đầu tiên không có gì đáng bàn khi cầu thủ Nahitan Nandez đã ở vào thế việt vị rất rõ ràng; nhưng 2 bàn sau đó bị từ chối bởi VAR thực sự là quá nhiều đối với một trận đấu quan trọng như vậy. Không được công nhận bàn thắng bởi VAR, bị đội tuyển Peru loại trên chấm 11m, quả thật đây là mùa giải quá cay đắng đối với đội tuyển Uruguay.
 
Chỉ 4 trận đấu mà đã có tới 9 pha bóng cần VAR can thiệp, trong đó có 4 bàn thắng và 5 pha bóng có khả năng dẫn tới phạt 11m. Đó là một con số quá nhiều, đạc biệt là trong một vòng tứ kết của giải đấu lớn như Copa America. Có thể nói, VAR đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của giải đấu này, và chắc chắn đây chưa phải là những kết quả cuối cùng. Không chỉ vậy, với quá nhiều sự can thiệp như vậy, VAR cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảm xúc của những người theo dõi và cổ vũ Copa America 2019. Giờ đây, sau khi ghi bàn thắng, cầu thủ cũng như người hâm mộ không thể lập tức ăn mừng mà phải “nhịn” lại mà chờ đợi phán quyết của VAR. 
 
Đã có rất nhiều người đang cảm thấy Copa America với sự ảnh hưởng của VAR đang mất đi cái chất riêng của giải đấu này. Trước đây, nhắc tới Copa America là người ta nghĩ ngay đến những đặc trưng không lẫn vào đâu được của bóng đá Nam Mỹ: kỹ thuật, hoa mỹ, tiểu xảo và những đường bóng ma mãnh rất khó có thể thấy được từ các cầu thủ châu Âu. Người ta vừa mong chờ những đường bóng ma thuật của những Messi, Neymar… đồng thời cũng mong chờ những cú ăn vạ của Suarez, những tiểu xảo của Cavani, những pah chớp thời cơ nằm ở lằn ranh mong manh giữa bàn thắng và phạm lỗi của Firmino, Aguero… Nhưng với VAR, tất cả đều đang dần ngã về hướng “châu Âu hóa”, đang dần dập tắt đi cảm xúc của những đường bóng giàu cảm hứng.
 
Với VAR, Copa America đã có rất nhiều thay đổi và những đội bóng tham gia buộc phải thay đổi theo. Nhưng với quá nhiều sự can thiệp và ảnh hưởng như hiện tại, có lẽ Copa America đang mất dần đi những cảm xúc mà nó vốn có và nên có.
Cao Duy