06:05, 07/05/2021

Mỹ và Hàn Quốc đối phó với mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh của Trung Quốc

Không quân Hàn Quốc đang cùng Trung tâm điều hành không gian liên hợp (CSpOC) của Bộ Tư lệnh không gian Mỹ đã tổ chức cuộc họp trực tuyến chia sẻ dữ liệu giám sát và phân tích mảnh vỡ từ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc.
 

Không quân Hàn Quốc đang cùng Trung tâm điều hành không gian liên hợp (CSpOC) của Bộ Tư lệnh không gian Mỹ đã tổ chức cuộc họp trực tuyến chia sẻ dữ liệu giám sát và phân tích mảnh vỡ từ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc.
 
Theo nội dung cuộc họp, không quân Hàn Quốc và cơ quan không gian của Mỹ chia sẻ phân tích rằng điểm rơi của mảnh vỡ từ tên lửa Trường Chinh 5B không nằm trong phạm vi bán đảo Triều Tiên.
 

 

Tên lửa Trường Chinh 5B. Ảnh: Getty
Tên lửa Trường Chinh 5B. Ảnh: Getty
 
Trọng lượng mảnh vỡ tên lửa, hiện đang rơi xuống Trái đất trong trạng thái mất kiểm soát, là 22,5 tấn, đang bay từ độ cao 280 km ngoài Trái đất, mỗi ngày tiến gần thêm 1-2 km, dự kiến mất 8 đến 9 ngày trước khi tiếp cận bầu khí quyển.
 
Mặc dù đưa ra kết quả phân tích như trên nhưng đại diện Hàn Quốc cho biết không loại trừ hoàn toàn khả năng các mảnh tên lửa có thể rơi xuống khu vực trên.
 
Phòng kiểm soát thông tin vũ trụ của Không quân Hàn Quốc, Trung tâm điều hành không gian liên hợp của Mỹ, Viện nghiên cứu thiên văn Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục phối hợp theo dõi chặt chẽ tình hình, duy trì trạng thái sẵn sàng cao độ, tối đa hóa khả năng giám sát không gian và hợp tác chặt chẽ để chuẩn bị trước mọi tình huống xảy ra. 
 
Ngày 29/04, Trung Quốc đã phóng tên lửa Trường Chính 5B, một loại tên lửa đẩy cỡ lớn trên 800 tấn có nhiệm vụ chở module lõi của trạm không gian vũ trụ mà Trung Quốc đang dốc sức xây dựng. Tuy nhiên, thay vì rơi xuống một điểm định sẵn trên biển như các tên lửa khác, một bộ phận của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B lại xoay quanh Trái Đất trong trạng thái mất kiểm soát./.
 
Theo VOV