10:12, 24/12/2020

Chứng khoán lại 'tắc' đường

Áp lực bán tháo lan từ đầu phiên sáng nhưng từ 11h30, thanh khoản dừng đột ngột, hàng loạt lệnh của nhà đầu tư bị tắc lại do hệ thống "treo".

Áp lực bán tháo lan từ đầu phiên sáng nhưng từ 11h30, thanh khoản dừng đột ngột, hàng loạt lệnh của nhà đầu tư bị tắc lại do hệ thống "treo".

 

Cột màu xanh da trời biểu thị thanh khoản của thị trường dừng đột ngột từ 11h30, hiện tượng xuất hiện nhiều trong các phiên gần đây khi dòng tiền đổ vào thị trường lớn, số lệnh mua bán kỷ lục.

Cột màu xanh da trời biểu thị thanh khoản của thị trường dừng đột ngột từ 11h30, hiện tượng xuất hiện nhiều trong các phiên gần đây khi dòng tiền đổ vào thị trường lớn, số lệnh mua bán kỷ lục.


Sau phiên sáng "lượn sóng" liên tục, thị trường chuyển sang trạng thái yên ả từ đầu phiên chiều khi thanh khoản lại gần như đứng yên. Chỉ khoảng 50 triệu cổ phiếu, tương đương 900 tỷ đồng được sang tay trong vòng 90 phút dù nhu cầu chốt lời lẫn giải ngân ở vùng giá thấp của nhà đầu tư rất lớn. Con số này chỉ bằng khoảng 7% so với buổi sáng.


Cột màu xanh da trời biểu thị thanh khoản của thị trường dừng đột ngột từ 11h30, hiện tượng xuất hiện nhiều trong các phiên gần đây khi dòng tiền đổ vào thị trường lớn, số lệnh mua bán kỷ lục.

Cột màu xanh da trời biểu thị thanh khoản của thị trường dừng đột ngột từ 11h30, hiện tượng xuất hiện nhiều trong các phiên gần đây khi dòng tiền đổ vào thị trường lớn, số lệnh mua bán kỷ lục.

Lần đầu hệ thống giao dịch của HoSE xảy ra tình trạng tương tự là phiên 17/12. Từ đó đến nay, các công ty chứng khoán liên tục phản ánh hệ thống gặp sự cố gián đoạn nhận kết quả từ HoSE dẫn đến không thể chuyển lệnh hoặc kết quả chưa được cập nhật. Tình trạng này xảy ra khi dòng tiền chảy vào thị trường ồ ạt, thể hiện qua kỷ lục về khối lượng giao dịch cổ phiếu liên tiếp bị phá, hiện cao nhất là 813 triệu cổ phiếu một phiên.

Lý giải tình trạng này, ông Lê Hải Trà - Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cho rằng đường truyền và hệ thống vẫn hoạt động ổn định nhưng khối lượng giao dịch đột biến thì khó tránh tình trạng tắc nghẽn. Ông dẫn chứng số lượng lệnh giao dịch từ 20 công ty chứng khoán hàng đầu thị trường tăng 3-12 lần, một số công ty còn sử dụng thuật toán và robot để giao dịch "khiến lệnh tăng như sóng thần nên HoSE không thể kiểm soát".

Việc hệ thống bị "treo" phần nào giảm bớt đà bán tháo của nhà đầu tư xuất hiện từ sáng nay. Khi thị trường mở cửa, áp lực bán xuất hiện trên diện rộng. Các động lực tăng trưởng chính như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản khu công nghiệp... đều chìm trong sắc đỏ khiến VN-Index rơi thẳng đứng.

Thanh khoản thị trường cũng vì thế chỉ đạt 14.180 tỷ đồng, thấp nhất từ đầu tuần. Các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ vẫn là thỏi nam châm hút mạnh dòng tiền, trong khi rổ VN30 chỉ đóng góp gần 6.200 tỷ đồng. STB có khối lượng sang tay lớn nhất với trên 29,3 triệu cổ phiếu. TCB, ITA và ROS cũng ghi nhận khối lượng từ 26-29 triệu đơn vị.

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán VNDirect, các nhóm ngành hôm nay đều chìm trong sắc đỏ. Nhóm dịch vụ tiện ích giảm sâu nhất khi mất 1,71%. Tiếp đến là tài chính, công nghiệp, tiêu dùng, năng lượng mất trên 1%.

BID giảm 2,4% xuống 45.500 đồng, là cổ phiếu đứng đầu danh sách những mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung. Các mã còn lại trong nhóm này lần lượt là VHM, VNM, TCB, ACB, CTG...

Khối ngoại vẫn duy trì tâm lý thận trọng khi mua vào 680 tỷ đồng và bán ra 755 tỷ đồng. Các cổ phiếu trong rổ VN30 như VNM, HPG, SSI chịu áp lực bán mạnh nhất.

 

Theo vnexpress