Biến động lớn nhất chiều nay thực ra chỉ là đợt đóng cửa, khi VN-Index được đẩy lên ngưỡng cao nhất trong ngày...
Biến động lớn nhất chiều nay thực ra chỉ là đợt đóng cửa, khi VN-Index được đẩy lên ngưỡng cao nhất trong ngày...
VN-Index được kéo lên khá tốt lúc đóng cửa chủ yếu do vốn hóa của một số mã lớn còn trước đó các trụ đã hết đà và chỉ số chỉ đi ngang rất hẹp |
Biến động lớn nhất chiều nay thực ra chỉ là đợt đóng cửa, khi VN-Index được đẩy lên ngưỡng cao nhất trong ngày. Cũng chỉ có VN-Index thay đổi rõ ràng, còn VN30-Index rất mờ nhạt.
Cụ thể, VN-Index đóng cửa có thêm khoảng 2 điểm so với lúc chốt đợt khớp lệnh liên tục. Chỉ số leo lên 637,34 điểm, tăng 1,25% so với tham chiếu và đóng cửa ở mức cao nhất ngày. Trong khi đó, VN30 tăng thêm chưa đầy 1 điểm, chốt trên tham chiếu 1,1%.
Nguyên nhân là do có sự nhảy giá ở một số blue-chips lớn, nhưng VN30-Index lại không được hưởng lợi nhiều vì hạn chế vốn hóa. Cụ thể, VNM tăng thêm được một bước giá lên 162.000 đồng, VCB cũng thêm một giá, lên 53.000 đồng, MSN tăng một giá, lên 60.500 đồng, BID bớt giảm một giá, về 16.500 đồng…
Nếu so với phiên sáng, các chỉ số này biến động không đáng kể. Cụ thể, VN-Index chỉ đi thêm có 0,07%, VN30 tăng thêm 0,08%. Cả hai chỉ số này biến động cực hẹp trong buổi chiều do không có thêm bất kỳ giao dịch đột biến nào. Hầu hết cổ phiếu đã đạt đến ngưỡng giá cân bằng ngay từ cuối phiên sáng và không thể tăng thêm. Phiên chiều chỉ là sự giằng co trong 1-2 bước giá mà thôi.
Rổ VN30 chiều nay chỉ có 7 mã tăng so với phiên sáng và 9 mã giảm. Hầu hết các cổ phiếu có thay đổi cũng chỉ biến động 1-2 bước giá. Cá biệt có CTG, GMD giảm so với phiên sáng 3 bước giá và SBT tăng thêm 9 bước giá, NT2 tăng 3 bước giá.
VNM vẫn là cổ phiếu thanh khoản nhất thị trường phiên chiều, nhưng sự kịch tính phải nhường cho SBT. Cổ phiếu này tăng từ 33.600 đồng cuối phiên sáng lên 34.500 đồng lúc đóng cửa.
SBT được hưởng lợi từ việc khối ngoại giảm áp lực bán ra, trong khi nhà đầu tư trong nước sẵn sàng đẩy giá lên. Khối ngoại vẫn xả 800.000 cổ phiếu nữa trong khi tổng lượng khớp buổi chiều tới 2,12 triệu cổ. SBT thanh khoản đứng thứ 2 thị trường phiên chiều sau VNM, khớp được gần 72,1 tỷ đồng giá trị.
Độ rộng thị trường chiều nay không thay đổi nhiều lắm, hai sàn có được 257 mã tăng/137 mã giảm, trong khi phiên sáng là 221 mã tăng/130 mã giảm. Riêng các mã blue-chips như đã nói ở trên, biến động rất ít trong chiều nay.
Thanh khoản cũng có tăng lên so với chiều hôm qua khoảng 24%, đạt 966,8 tỷ đồng. Tuy thế đây vẫn là mức giao dịch thấp. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh cả ngày hôm nay tăng 27,3% so với hôm qua.
Nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại vị thế mua ròng, nhưng chỉ là trên các giao dịch khớp lệnh. Tổng giá trị mua vào khớp lệnh đạt 232,4 tỷ đồng, tăng 67% so với hôm qua. Tổng giá trị bán đạt 202,4 tỷ đồng, giảm 19%.
Có hai điểm đáng chú ý trong giao dịch của khối ngoại hôm nay. Đầu tiên là VNM thu hút phần lớn lượng tiền mua vào. Cụ thể, khối ngoại tung ra 111,7 tỷ đồng để mua VNM, chiếm 48,1% tổng tiền mua khớp lệnh toàn thị trường. VNM nhận được mức vốn ròng 108,7 tỷ.
Ngoài VNM, các cổ phiếu khác giao dịch rất thấp như NT2 chỉ được 6,4 tỷ đồng ròng, PVT là 6,2 tỷ. Cổ phiếu đứng thứ 4 là DHC chỉ có 3,6 tỷ.
Thứ hai là tổng thể blue-chips ở HSX vẫn đang bị bán ròng, dù VNM cân bằng lại một chút. VIC vẫn bị rút tiếp 26,1 tỷ đồng ròng và quy mô bán chiếm 71% thanh khoản. SBT bị rút gần 57,8 tỷ ròng, bán khống chế 45% thanh khoản. HPG bị rút 19,1 tỷ và bán ra chiếm trên 33% thanh khoản. Tổng thể rổ VN30 khớp lệnh bán ròng 4,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, khối ngoại còn bán lớn qua giao dịch thỏa thuận trên HSX. Khoảng 133,4 tỷ đồng đã bị rút ròng theo cách này, trong khi khớp lệnh ròng chỉ có 13,6 tỷ. Kể cả tính giao dịch của HNX thì mức bán ròng này vẫn đảo ngược vị thế của khối ngoại hôm nay.
Theo vneconomy