06:03, 16/03/2021

Bàn giải pháp thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Ngày 16-3, Hội đồng tư vấn Kinh tế - Xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo thực trạng và giải pháp thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh. 

 

 

Ngày 16-3, Hội đồng tư vấn Kinh tế - Xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo thực trạng và giải pháp thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh. 

 

Các đại biểu thảo luận về giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
Các đại biểu thảo luận về giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
 
 
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng, những khó khăn, hạn chế trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP và đề xuất nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa Chương trình OCOP; thúc đẩy liên kết giữa 6 nhà (gồm: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, ngân hàng, doanh nghiệp, nhà phân phối) tham gia xây dựng thương hiệu cho nông sản; tập trung phát triển một số nông sản chủ lực để hình thành vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn; có các chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho chủ thể sản xuất; đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm; tiếp tục duy trì, nhân rộng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP... 

 

Sản phẩm bưởi da xanh Khánh Vĩnh
Sản phẩm bưởi da xanh Khánh Vĩnh
 
 
Theo báo cáo của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh, thực hiện Chương trình OCOP, giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh triển khai xây dựng kế hoạch tập trung chuẩn hóa 52 sản phẩm; trong đó, hiện có 26 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao. Điển hình như: sầu riêng, mía tím (Khánh Sơn); xoài tươi (Cam Lâm); xoài sấy (Cam Ranh); chả cá chiên, hấp (Vạn Ninh); bưởi da xanh, dưa lưới ô xanh (Khánh Vĩnh)... 
 
 
K.H