Bàn mai đen (tên khoa học Atrina vexillum Born,1778) là loài có giá trị kinh tế cao bởi có khả năng cho ngọc đen, cơ khép vỏ làm thực phẩm, vỏ làm đồ mỹ nghệ...
“Chúng tôi đã nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm sinh sản nhân tạo được bàn mai đen. Đến thời điểm này đã nghiệm thu được 3.700 con giống” - Kỹ sư Lê Thị Ngọc Hòa (Phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III), chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo bàn mai đen” (2005 - 2007) cho biết.
Bàn mai đen (tên khoa học Atrina vexillum Born,1778) là loài có giá trị kinh tế cao bởi có khả năng cho ngọc đen, cơ khép vỏ làm thực phẩm, vỏ làm đồ mỹ nghệ.
Ở Việt Nam, bàn mai đen phân bố tập trung ở Nha Trang (Khánh Hòa) và Bình Thuận, thường ở độ sâu dưới 8m nước. Bàn mai đen sống ở vùng có rạn san hô, vùi phần đỉnh vỏ xuống nền cát để lộ phần bụng lên trên. Thức ăn của chúng là thực vật phù du. Cơ chế tạo ngọc của bàn mai đen tương tự trai ngọc. Có thể tìm thấy ngọc của bàn mai đen ở mép màng áo và trong tầng xà cừ của vỏ.
K.N