09:09, 13/09/2020

Hình ảnh kỹ thuật số 3.200 megapixel đầu tiên trên thế giới

Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia SLAC tại Stanford, California, Mỹ đã chụp được những hình ảnh với độ phân giải lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Có độ phân giải lên tới 3.200 megapixel (MP), hình ảnh được chụp bằng cách sử dụng 189 cảm biến hình ảnh được tích hợp vào máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới, hiện đang được xây dựng tại SLAC.

Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia SLAC tại Stanford, California, Mỹ đã chụp được những hình ảnh với độ phân giải lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Có độ phân giải lên tới 3.200 megapixel (MP), hình ảnh được chụp bằng cách sử dụng 189 cảm biến hình ảnh được tích hợp vào máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới, hiện đang được xây dựng tại SLAC.

 

Cảm biến có kích thước siêu lớn giúp chụp ảnh một lần với độ phân giải 3.200 MP.

Cảm biến có kích thước siêu lớn giúp chụp ảnh một lần với độ phân giải 3.200 MP.


Cảm biến khổng lồ cần có để chụp ảnh với 3.200 MP rộng hơn 0,6 m và mặt phẳng tiêu cự của nó rất lớn, đủ lớn để chụp kích thước của một phần bầu trời tương đương với 40 mặt trăng. Nói một cách chính xác, cảm biến này chứa 189 cảm biến 16MP riêng lẻ, hoặc cảm biến tích hợp điện tích (CCD) và mỗi pixel riêng lẻ có chiều rộng khoảng 10 micrômét.

Để hiểu rõ hơn, những hình ảnh rất lớn này sẽ cần đến 378 màn hình TV 4K UHD để hiển thị ảnh ở kích thước đầy đủ và độ phân giải siêu cao của nó cho phép người dùng có thể nhìn thấy một quả bóng golf từ khoảng cách 25 km.

 

 Mặt phẳng tiêu cự của máy ảnh LSST có diện tích bề mặt rất lớn để chụp được một phần bầu trời có kích thước bằng 40 mặt trăng và nhìn thấy một quả bóng golf từ khoảng cách 25 km.

Mặt phẳng tiêu cự của máy ảnh LSST có diện tích bề mặt rất lớn để chụp được một phần bầu trời có kích thước bằng 40 mặt trăng và nhìn thấy một quả bóng golf từ khoảng cách 25 km.


Sử dụng các cảm biến khổng lồ này, các nhà nghiên cứu đã chụp được nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả phần đầu phức tạp của một bông cải xanh, các đối tượng rất nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã phát triển một ứng dụng web cho phép người dùng có thể xem những bức ảnh cực kỳ chi tiết và rõ ràng.

Những bức ảnh này đang được chụp dưới dạng chạy thử nghiệm sau khi hoàn thành việc lắp ráp ban đầu của cảm biến hình ảnh tại phòng thí nghiệm SLAC. Sau khi lắp đặt xong các cảm biến khổng lồ này, đài quan sát Vera C. Rubin ở Chile sẽ là nơi đầu tiên được tiếp nhận cảm biến này, dự kiến là vào giữa năm 2021, nó sẽ giúp chụp một bức ảnh toàn cảnh của bầu trời phương nam hoàn chỉnh cứ vài đêm một lần và được thực hiện trong 10 năm để sưu tập hơn 20 tỷ thiên hà. Mục đích của toàn bộ sáng kiến này là nhằm nâng cao hiểu biết của chúng ta về vật chất tối, năng lượng tối và vũ trụ nói chung.

Theo nhandan