Thương hiệu lốp xe Goodyear đã bắt đầu triển khai dự án sử dụng nguyên liệu silic làm từ tro trấu để sản xuất lốp xe thương mại tại Trung Quốc.
Thương hiệu lốp xe Goodyear đã bắt đầu triển khai dự án sử dụng nguyên liệu silic làm từ tro trấu để sản xuất lốp xe thương mại tại Trung Quốc.
Trước đó, vào tháng 9/2015, thương hiệu lốp Goodyear đã đầu tư một dự án khổng lồ sử dụng silic làm từ tro trấu để sản xuất lốp xe thương mại tại Trung Quốc. Goodyear đạt được một thỏa thuận với hai nhà cung cấp nguyên liệu silic làm từ tro trấu của Trung Quốc là Yihai Food và Oil Industry. Sau thoả thuận, Goodyear sẽ đầu tư dây chuyền sản xuất mới tại nhà máy cũ của mình ở Pulandia, Trung Quốc nhằm sử dụng silic để sản xuất lốp thương mại.
Theo Goodyear, dự án này với số vốn đầu tư lên đến 485 triệu UDS và sẽ hoàn thành vào năm 2020 với kỳ vọng sẽ sản xuất ra 5 triệu chiếc lốp mỗi năm. Trong tương lai, sản phẩm lốp làm từ tro trấu sẽ được bán ở thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á nhiều khả năng trong đó có cả thị trường Việt Nam.
Mặc dù vật liệu silica chuyển đổi từ tro trấu bằng công nghệ nano đã được sử dụng nhiều năm trước và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: vật liệu xây dựng, mỹ phẩm, dược phẩm.v.v. Tuy nhiên, việc sử dụng Silic để chế tạo lốp xe thì chưa có tiền lệ, đòi hỏi một loại silic phải đủ cứng chế tạo.
Trong hai năm, các kỹ sư và nhà khoa học tại Trung tâm Sáng tạo (Innovation Center) của Goodyear, đã nghiện cứu và nhận thấy tác động lốp làm từ vật liệu Silic có hiệu suất bằng với lốp làm từ cao su truyền thống. Các kỹ sư của Goodyear cũng nhận thấy, so với cacbon đen, một chất gia cố truyền thống cho lốp xe, silic làm giảm tính kháng lăn. Như vậy, lốp xe chế tạo từ silic sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn mà còn tăng tuổi thọ của chiếc xe. Ngoài ra, theo nghiên cứu này chất Silic cũng có thể có tác động tích cực đến lực lốp xe trên bề mặt ướt.
Ông Richard J. Kramer, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành nói: "Tính bền vững là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực đổi mới của Goodyear. Vật liệu Silica mới này có lợi cho môi trường bằng nhiều cách: giảm thiểu chất thải đi vào các bãi chôn lấp, nó đòi hỏi ít năng lượng hơn để sản xuất và giúp làm cho lốp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Việc đầu tư vào nhà máy Pulandian của chúng tôi nói lên chiến lược lâu dài trong việc theo đuổi tăng trưởng bền vững ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và tăng cường sự hiện diện của Goodyear trong các phân khúc lốp xe sang của thị trường lốp xe toàn cầu đang càng tăng. Ngoài ra, chính quyền thành phố Đại Liên đã hỗ trợ sự phát triển của Goodyear tại đây và chúng tôi mong muốn tiếp tục mối quan hệ hợp tác hiệu quả này”.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), hàng năm có hơn 700 triệu tấn gạo được thu hoạch trên toàn thế giới và giải quyết các phế phẩm từ gạo như: trấu, rơm rạ là một thách thức lớn với môi trường. Thông thường, lúa sau khi thu hoạch sẽ được mang đến nhà máy xay xát để tách hạt gạo và vỏ trấu. Sau đó, vỏ trấu sẽ được tận dụng làm nguyên liệu để đốt cháy trong nhà máy nhiệt điện, các lò gạch, lò nấu rượu v.v... Tuy nhiên việc tận dụng này chưa tương xứng tiềm năng và số lượng trấu cung cấp. Kết quả, trấu được các nhà khoa học tận dụng để sản xuất Silic sử dụng trong việc chế tạo lốp xe.
Ngoài hợp đồng với Yihai, Goodyear đang đàm phán thỏa thuận với các nhà cung cấp bổ sung. Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới và theo thông kê mỗi năm có khoảng 9-10 triệu tấn vỏ trấu tạo ra từ quá trình sản xuất lúa. Mới đây, nước ta cũng đã bắt đầu việc khai thác các nguồn silic quý báu từ vỏ trấu, tận dụng nó để triển khai các ứng dụng công nghệ nano.
Hồi tháng 5/2017, dự án xây dựng Nhà máy sản xuất silic và ứng dụng công nghệ nano đầu tiên tại Việt Nam đã được ký kết giữa hai đại diện ông Lê Hoài Quốc, Chủ tịch Khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP) và Ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BSB. Được biết, dự án này đã được Hội đồng Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đồng ý cho triển khai.
Theo đó, nhà máy toạ lạc tại khu công nghệ cao quận 9, TP. Hồ Chí Minh với công suất thiết kế là 3.000 tấn silica và nano silica từ vỏ trấu mỗi năm. Hiện tại, chưa rõ giữa Nhà máy sản xuất silic và ứng dụng công nghệ nano tại Việt Nam và công ty sản xuất lốp Goodyear có liên hệ với nhau hay không. Tuy nhiên, một điều chắc chắn trong tương lai không xa nguồn tro trấu phế phẩm tại Việt Nam và các nước sản xuất lúa gạo khác như Trung Quốc, Thái Lan sẽ được tận dụng để sản xuất các vật liệu thông minh, góp phần bảo vệ môi trường.
Theo xedoisong