Tại sao tour du lịch đi Thái Lan lại rẻ hơn tour du lịch đi Sài Gòn, Phú Quốc? Câu hỏi đó dường như khái quát được năng lực cạnh tranh còn hạn chế của ngành du lịch Việt
Tại sao tour du lịch đi Thái Lan lại rẻ hơn tour du lịch đi Sài Gòn, Phú Quốc? Câu hỏi đó dường như khái quát được năng lực cạnh tranh còn hạn chế của ngành du lịch Việt
Ảnh minh họa. |
Giá vé máy bay cao, tiền thuê khách sạn đắt, chi phí vận chuyển cao đã đẩy giá tour của Việt
Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Viêt Nam Vũ Thế Bình cho rằng chỉ khi các hãng hàng không, khách sạn, vận chuyển, các điểm mua sắm liên kết thành chuỗi thì giá tour Việt Nam mới có thể hạ xuống.
Doanh nghiệp chủ động bắt tay nhau
Vietravel, doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của Việt Nam, đã đi trước một bước trong xây dựng kế hoạch kích cầu sản phẩm của mình thông qua việc chủ động phối hợp, xây dựng liên minh với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và vận tải khác để cùng phục vụ khách hàng một cách tối ưu.
Vietravel phối hợp với các đối tác là doanh nghiệp hàng không, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng mua sắm, giáo dục… thành lập liên minh kích cầu với chủ trương “cùng thắng”.
Theo đó, các thành viên trong liên minh cùng ký thỏa thuận thống nhất giảm giá cho khách hàng của hai bên. Khách của đơn vị này ưu tiên sử dụng dịch vụ của đơn vị kia và cùng được giảm giá.
Ngoài ra, Vietravel phát hành hệ thống các loại thẻ thành viên với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng của đối tác trong liên minh, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng để khuyến khích họ sử dụng dịch vụ.
Đồng thời, các bên cùng phối hợp quảng bá hình ảnh sản phẩm cho nhau. Vietravel cho đăng thông tin miễn phí của các đối tác trên các trang web, tạp chí của mình và Vietravel được đặt các kệ giới thiệu quảng bá sản phẩm, hình ảnh của mình tại cửa hàng, địa điểm của đối tác.
Ông Nguyễn Quang Hưng, Trưởng Đại diện miền Bắc của Vietravel cho biết, trong quá trình chủ động kết nối doanh nghiệp, Vietravel đã nhận được sự hưởng ứng của khá nhiều đối tác trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, vận chuyển.
Với cách làm tương tự, Hanoi Red Tours cũng đã chủ động liên kết với Vietnam Airlines, Vietjet Air từ đầu mùa du lịch để có cơ sở xây dựng giá tour; phối hợp với Mobifone để cùng giảm giá cho khách hàng hai bên. Chẳng hạn, khách hạng vàng, bạc, titan của Mobifone và Red Tour sẽ được giảm giá từ 10% trở lên khi sử dụng dịch vụ của 2 doanh nghiệp. Giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm giá, Vietnam Airlines, trong năm 2013 đã chủ động cùng các doanh nghiệp lữ hành thành lập liên minh kích cầu với việc tung ra 10.000 vé giá rẻ trên mọi tuyến bay trong mùa du lịch 2013.
Ông Trương Vĩnh Hùng, Quyền Trưởng phòng Phát triển của Vietnam Airlines nói: “Năm nay là năm bùng nổ về kích cầu du lịch hàng không. Với vai trò là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines đã chủ động tung ra nhiều chương trình vé giá rẻ. Ngoài chính sách về giá ưu đãi cho các hãng lữ hành, Vietnam Airlines chủ động cung cấp thông tin về ghế trống để phối hợp với ngành du lịch lấp đầy, mở thêm đường bay mới tới những điểm đến du lịch để thu hút khách”.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Vietravel, khi phối hợp với Vietnam Airlines, để đảm bảo hiệu quả phối hợp, doanh nghiệp du lịch cũng cần tự mình có định hướng, dự báo trước về thị trường, mùa để có kế hoạch xây dựng sản phẩm kích cầu. Để khi đến làm việc với đối tác, hai bên có thỏa thuận rõ ràng, chi tiết. Bản thân Vietravel là hãng lữ hàng hàng đầu nhưng vẫn đặt cọc ngay từ đầu mùa, vừa thể hiện cam kết của mình, vừa ràng buộc đối tác.
Cần kết nối của Hiệp hội
Với vai trò cầu nối và đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) có những biện pháp tích cực để nâng cao liên kết giữa doanh nghiệp.
Đầu tiên, VITA xây dựng nhiều tour khuyến mại. Mới đây nhất là Chương trình kích cầu tại Hội chợ Quốc tế kích cầu du lịch Việt Nam (VITM), với các tour rẻ hơn
“Thông qua VITM, vé máy bay giảm chưa từng có, khách sạn giảm tới 20%. Tất cả các dịch vụ đều giảm xuống và chúng ta có những tour giá thực sự hấp dẫn. VITM có thể là hình mẫu cho loại hình chợ du lịch bán trực tiếp cho khách. VITM đã tạo ra cuộc canh tranh giữa chính các doanh nghiệp trong nước và với doanh nghiệp nước ngoài”, ông Bình khẳng định.
Cũng thông qua Hội chợ, các doanh nghiệp kết hợp với nhau để tạo thành các nhóm doanh nghiệp theo nhóm sản phẩm, đồng thời hình thành tư duy phối hợp để kích cầu du lịch, ông Bình cho biết thêm.
Thời gian tới, VITA dự kiến tổ chức thêm nhiều diễn đàn như vậy để tạo thêm nhiều cơ hội, sân chơi cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch.
Vừa qua, Hiệp hội Du lịch Hà Nội và TP.HCM đã ký thỏa thuận đẩy mạnh kích cầu giữa 2 đầu đất nước. Theo đó, doanh nghiệp hai địa phương sẽ trao đổi sản phẩm với nhau, cam kết giảm giá cho nhau. Hai hiệp hội đứng ra cân đối, điều phối hình thành sản phẩm du lịch kích cầu.
Hiện VITA đã thành lập 2 nhóm liên minh kích cầu. Ở phía Bắc gồm 15 doanh nghiệp và ở phía nam tập hợp 27 doanh nghiệp. Ngoài ra, VITA thành lập câu lạc bộ outbound đưa khách du lịch nội địa đi du lịch Hàn Quốc, Nhật…với cái giá chỉ bằng 60-70% giá chào bán trên thị trường trước đó.
“Thông qua liên kết đảm bảo khách hàng được nhiều lợi ích nhất khi đi du lịch nước ngoài và hy vọng dần dần sẽ khắc phục tình trạng mạnh ai người đấy làm hiện nay”, ông Bình nói.
Trợ lực chính sách
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UN WTO), chi phí, thời gian chờ đợi và công đi lại để xin visa hiện là rào cản tâm lý lớn nhất đối với du khách. Do vậy, chính sách miễn phí visa cho 7 nước, đồng thời là 7 thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt
Chỉ tính riêng năm 2012, khách du lịch từ Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản đã mang về doanh thu 2 tỷ USD và thuế VAT là 200 triệu USD. Hiện Thái Lan đang miễn visa cho 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, còn
Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp du lịch, qua đó giảm giá tour của Việt
Sự hỗ trợ về chính sách hiện chưa thực sự tạo nên một cuộc cách mạng về giá tour du lịch song cũng sẽ góp phần giảm giá tour du lịch Việt
Theo Chinhphu.vn