Khi còn bé, chúng ta thường đi chân trần rồi dần làm quen với các loại giày dép khác nhau khi lớn lên.
Đi chân trần trong môi trường tự nhiên giúp bạn tiếp xúc với Trái đất. (Ảnh: ITN) |
Bạn có biết thói quen thuở bé này cũng có thể mang lại nhiều lợi ích và một số rủi ro cho sức khỏe của mình?
Lợi ích sức khỏe của việc đi chân trần
Đi chân trần trong môi trường tự nhiên giúp bạn tiếp xúc với Trái đất. Điều này chuyển các điện tử của trái đất vào cơ thể bạn, tạo ra hiệu quả điều trị bao gồm giảm viêm, giảm căng thẳng, giảm đau đớn, cải thiện lưu thông máu, tâm trạng và giấc ngủ.
Đi chân trần cũng giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và tư thế.
Giúp chống viêm
Tiếp đất (cách gọi khác của việc da tiếp xúc trực tiếp với bề mặt Trái đất) đã được phát hiện là tạo ra sự khác biệt có thể đo lường được trong các cytokine, các hợp chất liên quan đến quá trình viêm.
Thật thú vị, hiệu ứng này có thể được quy cho các electron của trái đất. Trong bấm huyệt, việc tạo áp lực lên những điểm đó có thể cung cấp năng lượng cho hệ thống của bạn và giúp giảm căng thẳng.
Sự tiếp xúc của da với bề mặt Trái đất tạo điều kiện cho sự lan truyền của các điện tử từ Trái đất đến cơ thể con người. Các điện tử này đi vào cơ thể thông qua các huyệt đạo và niêm mạc đặc hiệu (cư trú ngay dưới da).
Các chất chống oxy hóa trong cơ thể chúng ta được tạo thành từ các điện tử, giúp trung hòa các gốc tự do và cuối cùng là chống viêm nhiễm.
Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã làm sáng tỏ tác dụng sinh lý của việc đi chân trần trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để làm nổi bật những tác dụng có lợi của việc đi chân trần đối với sức khỏe tim mạch.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc ngắt kết nối với Trái đất có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng của các bệnh liên quan đến viêm nhiễm có liên quan đến hệ thống miễn dịch yếu. Đi chân trần có thể khắc phục điều này.
Giúp chữa lành cơn đau mãn tính
Tác dụng của việc tiếp đất có thể làm giảm mức độ đau. (Ảnh: ITN) |
Tác dụng của việc tiếp đất có thể làm giảm mức độ đau. Một số nghiên cứu cho thấy đi chân trần giúp giảm đau bằng cách thay đổi số lượng bạch cầu trung tính và tế bào lympho lưu thông. Nó cũng điều chỉnh nhiều yếu tố khác liên quan đến chứng viêm.
Trong một nghiên cứu khác, tiếp đất dẫn đến giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm mãn tính gây đau đớn. Nó thậm chí có thể ngăn ngừa các dấu hiệu viêm nhiễm do nóng, sưng và đau.
Thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn
Đi chân trần cũng có thể giúp ngủ ngon hơn. Các điện tử của trái đất lan truyền đến cơ thể bạn và gây ra nhiều thay đổi có lợi về tâm lý, bao gồm cả giấc ngủ ngon hơn mỗi đêm. Tiếp đất cũng giúp bình thường hóa nhịp sinh học ngày đêm, giúp bạn thư giãn và dễ đi vào giấc hơn.
Rủi ro sức khỏe liên quan đến việc đi chân trần
Nếu không có lực chân phù hợp, bạn có thể khiến bản thân gặp nguy hiểm khi đi chân trần ngoài trời. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn mới bắt đầu đi chân trần, sau khi dành phần lớn cuộc đời để đi giày.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng đi chân trần có thể dẫn đến bệnh bàn chân ở những người nhạy cảm. Điều quan trọng nữa là phải xem xét bề mặt bạn đang đi chân trần. Đi chân trần trên đất ô nhiễm có thể dẫn đến nhiễm giun móc. Ấu trùng (giun chưa trưởng thành) có trong đất bị ô nhiễm có thể xâm nhập vào da của con người.
Bạn cũng có thể muốn tránh đi chân trần ở những khu vực thường liên quan đến nhiễm nấm bao gồm bể bơi, phòng thay đồ, phòng tập thể dục và bãi biển.
Cách đi chân trần an toàn
Bắt đầu chậm
Bạn phải cho bàn chân và mắt cá chân đủ thời gian để thích nghi với môi trường mới. Bắt đầu với việc đi chân trần trên bề mặt mới khoảng 10 phút mỗi ngày. Khi đôi chân của bạn đã quen, bạn có thể tăng thời gian và khoảng cách.
Đi bộ trong nhà
Trước khi ra ngoài, bạn có thể tập đi chân trần trong nhà. Ngôi nhà của bạn sẽ là một nơi an toàn hơn nhiều để bắt đầu đi chân trần.
Hãy nhớ rằng, đây không phải là việc vặt và phải là một trải nghiệm giác quan dễ chịu. Nếu bạn cảm thấy đau và khó chịu, hãy dừng lại. Hãy nghỉ ngơi một chút và tiếp tục hoạt động vào ngày hôm sau với sự cẩn thận hơn một chút.
Theo Giáo dục và thời đại
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin