Khô môi luôn làm cho gương mặt phụ nữ trở nên kém sắc hơn, nhất là ở trong phòng máy lạnh nhiều. Vậy nên hãy thử ngay 8 cách sau để nhanh chóng lấy lại sự căng mọng cho bờ môi.
Khô môi luôn làm cho gương mặt phụ nữ trở nên kém sắc hơn, nhất là ở trong phòng máy lạnh nhiều. Vậy nên hãy thử ngay 8 cách sau để nhanh chóng lấy lại sự căng mọng cho bờ môi.
Đôi môi là một trong những điểm thu hút người đối diện khi giao tiếp, đặc biệt là phái đẹp. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như trong môi trường lạnh hay thiếu vitamin B2, đôi môi sẽ bị nứt nẻ và khô rát gây chảy máu. Nếu không khắc phục sớm, nó không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau rát, từ đó cản trở việc ăn uống lẫn các hoạt động khác.
Theo y học Trung Quốc, nguyên nhân gây khô môi đều xuất phát từ những hành động chủ quan lẫn khách quan trong cuộc sống. Nếu chứng khô môi cứ mãi không khỏi, chị em có thể thử 8 cách sau để cải thiện tình trạng và giúp đôi môi trở nên căng mọng, mịn màng hơn:
1. Uống thật nhiều nước
Đây là cách đơn giản và hữu hiệu nhất trong quá trình chăm sóc môi lẫn da ở phụ nữ. Khi lượng nước trong cơ thể không đủ thì môi sẽ dễ bị nứt nẻ hơn bình thường, đặc biệt là vào mùa thu đông lúc khí hậu tương đối khô hanh.
Vậy nên cần phải uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là khoảng 2 lít. Ngoài nước lọc thì chị em cũng có thể bổ sung nước qua các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, bưởi, dưa leo, cam, dâu tây, dứa... để vừa đẹp môi vừa đẹp da, đẹp dáng.
2. Không liếm môi
Nhiều người bị khô môi lại thường có thói quen liếm môi để giữ ẩm. Thế nhưng khi đôi môi bị nứt nẻ hoặc viêm mà còn liếm môi, các enzyme trong nước bọt sẽ hấp thụ độ ẩm của môi và làm cho chúng bị khô trầm trọng hơn. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm cay còn khiến môi trở nên ngứa dai dẳng mãi không thôi.
Trước tình trạng thế này, bạn cần ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, E để cải thiện. Bên cạnh đó hãy bỏ ngay thói quen liếm môi đi, nếu còn giữ thì không chỉ khô môi mà nó còn gây chứng viêm da kích thích nữa đấy.
3. Sử dụng son dưỡng ẩm
Thực tế, phái nam dù khô môi nặng nhưng vẫn nhất quyết không dùng son dưỡng, chỉ vì sợ bị đánh giá là "nữ tính". Tuy nhiên dù là nam hay nữ, tốt nhất là hãy sử dụng son dưỡng ẩm chứa dầu khoáng, dầu thực vật và este tổng hợp thường xuyên.
4. Cải thiện sức khỏe máu và phổi
Môi khô có thể do chứng thiếu máu hoặc suy yếu phổi trong cơ thể. Thế nên cần phải bổ sung máu thông qua những chế độ ăn uống hợp lý, nhằm bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể. Những loại thực phẩm như các loại hạt, đậu phụ, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt đỏ… đều rất giàu sắt và chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, cần uống nhiều nước cam và nước chanh để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
5. Bổ sung vitamin B2
Khi cơ thể thiếu vitamin B2 thì môi sẽ khô và bong tróc hơn. Do đó, bạn nên bổ sung ngay các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng... để cung cấp nhanh chóng vitamin B2 cho đôi môi không còn bong tróc, nứt nẻ. Nếu cần thì bạn cũng có thể uống thêm vitamin B tổng hợp, nhưng hãy theo chỉ định của bác sĩ nhé.
6. Sử dụng mật ong
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể sử dụng để chữa khô môi. Theo đó, hãy dùng tăm bông thoa mật ong lên môi rồi để khô tự nhiên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong trên môi. Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần, ắt hẳn chứng khô môi sẽ được cải thiện. Nhưng cần lưu ý rằng, bệnh nhân mắc tiểu đường tuyệt đối không được thử cách này.
7. Thoa dầu ôliu trước khi ngủ
Dầu ôliu là sản phẩm tự nhiên giúp cho môi thêm mềm mại và bớt khô, bong tróc. Vì thế hãy thoa dầu ôliu mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút để môi mềm hơn và bớt cảm giác đau rát khi bị nứt nẻ. Tốt nhất chị em nên sử dụng trước khi ngủ để đạt được hiệu quả như mong muốn, nhưng hãy nhớ lau sạch rồi mới ngủ nhé.
8. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh
Trái cây và rau xanh có chứa hàm lượng Vitamin C, B rất cần thiết cho một làn da và đôi môi mịn màng. Do đó, bạn có thể bổ sung Vitamin B và C bằng cách ăn nhiều rau củ như chuối, cà chua, rau dền, đậu xanh, khoai lang… Tuy nhiên, cần tránh các loại trái cây chứa nhiều axit như xoài, dứa, đào để không làm tình trạng khô môi trầm trọng thêm.
Theo Trí thức trẻ