06:08, 07/08/2018

Giải pháp trị bệnh nhiệt miệng "thần tốc" ngay tại nhà

Bệnh nhiệt miệng hay được gọi là loét miệng, viêm niêm mạc miệng cấp. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc miệng bị viêm nhiễm, sưng, nóng đỏ và đau. Đôi khi lở loét rất khó chịu, đặc biệt là khi nhai nuốt hay ăn uống.

Bệnh nhiệt miệng hay được gọi là loét miệng, viêm niêm mạc miệng cấp. Biểu hiện của bệnh là niêm mạc miệng bị viêm nhiễm, sưng, nóng đỏ và đau. Đôi khi lở loét rất khó chịu, đặc biệt là khi nhai nuốt hay ăn uống.

 

Ngậm một viên đá nhỏ có thể làm dịu vết nhiệt và giảm viêm
Ngậm một viên đá nhỏ có thể làm dịu vết nhiệt và giảm viêm
Phần lớn các vết loét nhiệt rất nhỏ, sẽ tự biến mất sau 1 hoặc 2 tuần và không để lại sẹo, nhưng chúng gây cảm giác đau nhức khó chịu trong miệng. Bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh này bằng cách đơn giản tại nhà.
 
Chườm lạnh
 
Ngậm một viên đá nhỏ có thể làm dịu vết nhiệt và giảm viêm. Cái lạnh của đá làm chậm lượng máu đến vết loét, do đó giảm đau và sưng.
 
Tránh một số thực phẩm
 
Tránh đồ ăn nướng hoặc rán; đồ cay nóng hoặc chua là nguyên nhân tăng nhiệt miệng và gây đau.
 
Bổ sung vitamin B
 
Việc bổ sung vitamin B12 như một loại thuốc chữa nhiệt miệng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, kể cả với những người không thiếu vitamin. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt thiếu B1 cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
 
Bổ sung sắt
 
Để biết cách bổ sung chính xác lượng sắt, bạn cần được chuẩn đoán lượng sắt thiếu từ các chuyên gia qua các xét nghiệm.
 
Sữa chua
 
Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt và giảm đau.
 
Giấm táo
 
Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hàng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn, đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
 
Nước oxy già
 
Dùng bông thấm trực tiếp dung dịch oxy già loãng (1/2 nước - 1/2 oxy già) vào vết loét miệng. Lưu ý, bạn không ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị. Áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi vết loét giảm đau.
 
Túi trà lọc
 
Chỉ cần đắp túi trà ướt vào vết loét, nó sẽ làm giảm đau và viêm. Chất tannin trong trà có tính chất giảm đau, sưng hiệu quả.
 
Tránh một số loại nước súc miệng, kem đánh răng 
 
Bạn nên tránh sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, đây là một chất tạo bọt gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Một nghiên cứu cho thấy rằng hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng nhiệt miệng.
 
Mật ong và nghệ
 
Mật ong có tính kháng khuẩn, còn nghệ kháng viêm hiệu quả. Kết hợp 2 nguyên liệu này lại với nhau, bạn sẽ có thể nhanh chóng loại bỏ được các nốt phỏng và nhiệt trong miệng. Để thực hiện, bạn hãy trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vết loét từ 2-3 lần/ngày.
 
Nước ép rau ngót
 
Bạn chỉ cần một nắm lá rau ngót, sau đó rửa sạch rồi giã nát lấy nước. Lấy nước này hòa với 1 thìa mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt.
 
Cỏ nhọ nồi
 
Rửa sạch một nắm lá nhọ nồi, sau đó giã nhuyễn và lọc lấy nước. Hòa tan với một thìa mật ong rồi dùng tăm bông thấm và bôi vào các vết loét trong miệng, má. Chỉ sau 2-3 ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
 
Phòng bệnh
 
- Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày để cơ thể đủ nước. Đây là biện pháp phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém nhất. 
 
- Hạn chế ăn những thực phẩm có tính háo nước, khi ăn vào chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên. 
 
- Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khỏe lại tăng tính mát cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn trái cây gây nóng trong người.
 
Theo An ninh Thủ đô