Việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp. Ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc lại một lần nữa bị vạch trần. Dư luận trong nước cũng như quốc tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về hành động gây hấn của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp. Ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc lại một lần nữa bị vạch trần. Dư luận trong nước cũng như quốc tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về hành động gây hấn của Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, trong lịch sử xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, dân tộc Việt Nam đã có nhiều cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Bằng cách này hay cách khác, mềm dẻo hay cứng rắn đều thể hiện quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thiêng liêng. Trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ cao, Việt Nam vẫn luôn xác định bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó có phần lãnh thổ trên Biển Đông. Vì vậy, cùng với sự quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, chúng ta đã đưa ra nhiều biện pháp, chiến lược nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bên cạnh quyết tâm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, để có cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, năm 2012, Luật Biển Việt Nam đã ra đời. Đây là căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.
Thời gian qua, Việt Nam cũng từng bước hiện đại hóa lực lượng vũ trang, trang bị các tàu ngầm, tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhằm đáp ứng việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trong tình hình mới. Đồng thời thành lập lực lượng Cảnh sát biển; lực lượng Kiểm ngư... để giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo công tác quốc phòng trên biển, giúp ngư dân yên tâm bám biển.
Tại Khánh Hòa, để góp phần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, dịch vụ hậu cần và giúp đỡ ngư dân gặp rủi ro, bất trắc khi làm ăn trên biển; bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá phường Vĩnh Phước (TP. Nha Trang) với 54 chủ tàu và 58 thuyền trưởng, thuyền viên hoạt động đánh bắt ở ngư trường Trường Sa và DK1. Khi có nghiệp đoàn, ngư dân được hoạt động theo tổ, đội, được tuyên truyền, nắm bắt các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, các thông tin pháp luật quốc tế về biển. Đây cũng sẽ là một trong những nhân tố tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Để giúp ngư dân yên tâm bám biển, thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động chương trình “Tấm lưới nghĩa tình” vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa, nhằm xây dựng nguồn quỹ hỗ trợ ngư dân. Nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đã có những chương trình hỗ trợ, gây quỹ để giúp ngư dân hoạt động tại cũng biển Hoàng Sa, Trường Sa; quân và dân đang sinh sống, công tác tại huyện đảo Trường Sa... Từ năm 2013 đến nay, hàng trăm chủ tàu và ngư dân Khánh Hòa đã được Quỹ Tấm lòng vàng Báo Lao động và Báo Người lao động hỗ trợ hơn 1,8 tỷ đồng để trang bị áo phao, tủ thuốc, mua bảo hiểm, hỗ trợ cho những trường hợp ngư dân bị các lực lượng tàu nước ngoài bắt giữ... Đây là những việc làm thiết thực nhằm động viên ngư dân an tâm bám biển, tham gia bảo vệ lãnh thổ trên biển.
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 10.000 tàu khai thác hải sản, trong đó có hơn 500 tàu có công suất 90CV trở lên đánh bắt ở trường Trường Sa, DK1 và Hoàng Sa. Sau khi xảy ra vụ việc Trung Quốc gây hấn trong vùng biển Việt Nam, ngư dân trong tỉnh đều rất bất bình và bày tỏ sự quyết tâm bám biển, tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.
Có thể nói, khi đất nước gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc để bảo vệ Tổ quốc sẽ lại dâng cao hơn hết. Tinh thần đó thể hiện trong từng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong từng người dân, trong đó có những lực lượng đang công tác, làm ăn trên biển.
ĐẠI HẢI