10:07, 11/07/2013

Là chuyện… “muỗi”?

Chuyện… “muỗi”? Ấy là chuyện nhỏ, rất nhỏ, không đáng sá, không đáng để quan tâm.


Nhưng, chuyện về con muỗi, về sốt xuất huyết hiện nay lại không… “muỗi” một chút nào.


Theo số liệu mới nhất của ngành Y tế, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3.437 ca mắc SXH, đã có 2 ca tử vong. Trong đó, nhiều nhất là TP. Nha Trang 1.289 ca, tiếp đến là thị xã Ninh Hòa 955 ca. Số ca mắc SXH của Khánh Hòa được đánh giá là cao nhất nước.

Chuyện… “muỗi”? Ấy là chuyện nhỏ, rất nhỏ, không đáng sá, không đáng để quan tâm.


Nhưng, chuyện về con muỗi, về sốt xuất huyết (SXH) hiện nay lại không… “muỗi” một chút nào.


Theo số liệu mới nhất của ngành Y tế, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3.437 ca mắc SXH, đã có 2 ca tử vong. Trong đó, nhiều nhất là TP. Nha Trang 1.289 ca, tiếp đến là thị xã Ninh Hòa 955 ca. Số ca mắc SXH của Khánh Hòa được đánh giá là cao nhất nước.


Mặc dù ngành Y tế đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng, chống SXH; tổ chức phun hóa chất; giám sát hoạt động phòng, chống dịch… số ca mắc SXH không những không giảm mà tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, dẫn tới tình trạng các sơ sở khám chữa bệnh quá tải.


Một trong những nguyên nhân dẫn tới dịch SXH lan rộng là công tác diệt bọ gậy (lăng quăng) chưa tốt. Trong cộng đồng dân cư, điều kiện sinh trưởng của bọ gậy vẫn chưa được hạn chế tới mức thấp nhất. Chúng ta đã tổ chức tuyên truyền, tổ chức nhiều chiến dịch trừ khử bọ gậy nhưng rõ ràng, kết quả vẫn chưa được như ý muốn. Phải chăng, trong quá trình thực hiện hãy còn điều gì đó chưa thật ổn? Ví dụ như sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, đoàn thể, các hộ nhân dân trong phòng chống SXH chưa thật chặt chẽ, hiệu quả. Người dân vẫn cứ thờ ơ, bàn quang với muỗi. Mà, ai cũng biết, muỗi chính là thủ phạm số một của bệnh SXH. Diệt bọ gậy, do đó, là chuyện không… “muỗi”.


Cũng theo ngành Y tế, hiện nay, công việc phun thuốc diệt muỗi cũng gặp không ít khó khăn. Trước hết là thiếu người phun thuốc diệt muỗi. Phun xong rồi, lại thiếu người kiểm tra, đánh giá hiện trạng để có chỉ định phun tiếp nằm diệt muỗi hiệu quả. Hậu quả là, nhiều nơi phun thuốc xong rồi… thôi, khiến hiệu quả diệt muỗi thấp. Cũng do thiếu thốn về con người nên công việc kiểm tra, giám sát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nữa là thiếu kinh phí. Cho nên việc phun thuốc diệt muỗi chưa thật sự rộng khắp, phủ kín và có chiều sâu như đã nói ở trên. Tại sao chúng ta lại để thiếu hai yếu tố rất quan trọng ấy trong công tác phòng, chống dịch SXH? Vừa qua, tỉnh quyết định chi ngân sách 1 tỷ đồng cho hoạt động phòng chống, dịch bệnh SXH; và từ đầu tháng 7 này, mức hỗ trợ công phun hóa chất dược tăng từ 60 nghìn lên 120 nghìn đồng/ngày công. Đây là sự cố gắng lớn của tỉnh. Tuy nhiên, có thể thấy, việc diệt muỗi trong môi trường sống vẫn là một câu chuyện không hề… “muỗi”.


Chính vì lượng ca mắc SXH tăng cao đột biến nên công tác khám, điều trị trở nên vô cùng khó khăn, vất vả. Bệnh viện vất vả. Bệnh nhân cũng vất vả. Sự quá tải đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Và đây cũng lại là một câu chuyện không… ‘muỗi” nữa vậy.


Vấn đề quan trọng nhất ở đây là chúng ta phải luôn đặt công tác phòng, chống dịch SXH ở đúng tầm của nó.


PHONG NGUYÊN