Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 24-10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 24-10, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tham gia thảo luận các đại biểu trong tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Trị và Thái Bình) đã phát biểu hết sức thẳng thắn, tâm huyết về Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cho ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đại biểu Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa thống nhất với sự cần thiết ban hành dự án luật cũng như Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, đồng thời đại biểu Trần Tuấn Anh cũng đề nghị: Cần định nghĩa và quy định rõ về tiền điện tử và các hình thức rửa tiền liên quan đến tiền điện tử. Vì hiện nay, khái niệm về tiền điện tử vẫn còn mới, nhưng trên thực tế thì nhiều quốc gia đã nhìn nhận và công nhận vai trò của loại tiền này; về các biện pháp trì hoãn giao dịch đã được thiết kế khá rõ ràng. Tuy nhiên, cần làm rõ thế nào là “có cơ sở hợp lý để nghi ngờ” để quy định cụ thể ngay trong dự thảo Luật, bảo đảm không hạn chế quyền con người và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013; Trong lĩnh vực chứng khoán (Điều 31), cần có quy định về thời gian cụ thể khi xác định các dấu hiệu đáng ngờ. Hiện nay, dự thảo Luật sử dụng nhiều thuật ngữ định tính như “thường xuyên”, “ngắn” , “dài” có thể dẫn đến có cách hiểu và cách áp dụng khác nhau giữa từng đơn vị.
Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa tham gia thảo luận tổ.
Cũng cho ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đề nghị: Cần quy định rõ trong luật mức Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là bao nhiêu; Về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị (Điều 17) cần cân nhắc nội hàm “chức vụ cấp cao” do khái niệm này còn định tính, có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau. Đề nghị nghiên cứu thêm đối tượng là cá nhân Việt Nam có ảnh hưởng chính trị.
Các ý kiến thảo luận ở tổ sẽ được tổng hợp và gửi đến cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình.
Trí Nghĩa