Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay (26/3), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2016.
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hôm nay (26/3), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2016.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ sẽ nghe và thảo luận Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I/2016; Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015-2016; tình hình thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử; Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong quý I/2016, nhiệm vụ quý II/2016; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;…
Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I/2016 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày tại phiên họp cho biết trong 3 tháng đầu năm kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp, tạo điều kiện để thực hiện cải cách về sản phẩm, dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn cùng kỳ; xuất siêu bằng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tổng mức đầu tư toàn xã hội và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt khá cao. Hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tốt.
Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống của người dân, đặc biệt là người có công, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn… được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.
Tuy nhiên, tình hình quý I cũng cho thấy nền kinh tế nước ta đang gặp những khó khăn thách thức, trong đó có vấn đề tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng khu vực công nghiệp chậm lại. Tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất và đời sống nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn còn nhiều khó khăn.
Theo chinhphu.vn