Ngày 8-6, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2015. Phiên họp được truyền hình trực tiếp đến các cử tri trong cả nước.
Ngày 8-6, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2015. Phiên họp được truyền hình trực tiếp đến các cử tri trong cả nước.
Thảo luận tại hội trường, đa số ý kiến cho rằng, năm 2014, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mức kế hoạch. Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp. Môi trường đầu tư có những chuyển biến tích cực. Tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,98%, cao nhất trong 3 năm qua (2012 - 2014) và vượt mục tiêu đề ra. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng được chú trọng. ...
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, báo cáo của Chính phủ không phản ánh, đề cập hết một số hạn chế hiện nay; cử tri, nhân dân đề xuất, kiến nghị nhiều lần nhưng chưa giải quyết và báo chí phản ánh như: tình trạng tham nhũng lãng phí, thất thoát xây dựng, quá tải bệnh viện, DN trốn thuế hay chính sách hoàn thuế, tái xuất; xét tuyển công chức còn nhiều kẽ hở; tăng trưởng kinh tế tuy được phục hồi nhưng thực sự chưa bền vững. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vẫn gặp khó khăn. Số DN giải thể, ngừng hoạt động lớn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tỷ lệ DN hoạt động có lãi thấp…
Để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu trong những tháng cuối năm 2015, đại biểu đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá cụ thể hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, để từ đó có giải pháp chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện ổn định các chính sách tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền thuê đất, tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm tiếp tục đầu tư lâu dài. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu DN nhà nước; rà soát, bổ sung DN cần cổ phần hóa; bán hết phần vốn nhà nước.
“Người dân đang ngóng chờ những cú huých về chính sách, đầu tư thỏa đáng của Nhà nước để tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững” - một đại biểu Quốc hội phát biểu.
Đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, cần tập trung giải quyết những vướng mắc hiện nay, trong đó cần xác định rõ những lợi thế và các loại sản phẩm của từng địa phương, nâng cao tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện tái cơ cấu, giải pháp hàng đầu vẫn là công tác quy hoạch, kế hoạch sản xuất.
K.T (Theo Báo điện tử ĐCSVN)