10:03, 22/03/2013

Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ngày 22-3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bà Nguyễn Thị Kiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Ngày 22-3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bà Nguyễn Thị Kiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Chú thích ảnh: IMG_0304.jpg:Bà Nguyễn Thị Kiều phát biểu tại hội nghị.
Bà Nguyễn Thị Kiều phát biểu tại hội nghị.

Các ý kiến tại hội nghị đều thống nhất với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, đồng thời góp ý một số vấn đề trọng tâm như: Cần đánh giá cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sứ mệnh lịch sử của Đảng trong Điều 4 của Hiến pháp; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp cần thống nhất giữa các cụm từ “mọi người” và “công dân”. Tại Điều 21, bổ sung thêm cụm từ “quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc” sau cụm từ “mọi người có quyền sống”, Ở Điều 47, cụm từ “phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất” nên sửa lại là: “Phản bội Tổ quốc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Tại Điều 9 và Điều 10 nên gộp lại thành 1 điều nói về vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị, không nên tách riêng 1 điều nói về tổ chức Công đoàn, Ở khoản 1 Điều 27 nên sửa lại là: “Công dân Việt Nam được bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”; ở khoản 2 Điều 27 nên sửa lại là: “Nhà nước có chính sách bảo đảm cho mọi công dân Việt Nam đều được bình đẳng trên các lĩnh vực… Các ý kiến đều khẳng định việc sửa đổi Hiến pháp lần này đã đảm bảo đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

ANH TUẤN