03:08, 10/08/2012

Trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2011 - 2016

Từ 27 đến 29-6, tại Nha trang đã diễn ra kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa V nhiệm kỳ 2011 - 2016. Tại kỳ họp, UBND tỉnh Khánh Hòa có báo cáo về việc trả lời các kiến nghị có tính chất bức xúc của cử tri trước kỳ họp. Báo Khánh Hòa xin giới thiệu toàn văn báo cáo để bạn đọc và cử tri được biết.

        LTS: Từ 27 đến 29-6, tại Nha trang đã diễn ra kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa V nhiệm kỳ 2011 - 2016. Tại kỳ họp, UBND tỉnh Khánh Hòa có báo cáo về việc trả lời các kiến nghị có tính chất bức xúc của cử tri trước kỳ họp. Báo Khánh Hòa xin giới thiệu toàn văn báo cáo để bạn đọc và cử tri được biết.

         Thực hiện đề nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh tại Báo cáo số 14/BC-HĐND ngày 8-6-2012 về việc trả lời các kiến nghị cử tri có tính chất bức xúc trước kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, khóa V; UBND tỉnh báo cáo như sau:

          I. Các kiến nghị chung của cử tri trên địa bàn tỉnh             

1. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bổ sung và tăng mức hỗ trợ tiền sinh hoạt các hội, đoàn thể (Hội người cao tuổi, Hội khuyến học, Hội cựu thanh niên xung phong…); quan tâm đến chế độ chính sách đối với 28 chức danh không chuyên trách. Đặc biệt, các chức danh Phó công an xã, xã đội phó (được chế độ như phó công an phường và phường đội phó) và chức danh phụ trách đài truyền thanh cơ sở, Chi hội trưởng các Đoàn thể chưa có chế độ; nâng mức phụ cấp cho lực lượng bảo vệ tổ dân phố, cộng tác viên dân số; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

a. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn nói chung:

Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách do HĐND tỉnh quy định nhưng không vượt quá 1,0 mức lương tối thiểu. Mức phụ cấp không chuyên trách hiện nay đã được khảo sát, xem xét, xây dựng trên cơ sở tình hình thực tế, chủ yếu xét tính chất, yêu cầu, khối lượng công việc của từng chức danh không chuyên trách để có quy định cho phù hợp, tương ứng giữa các chức danh. Mặt khác, ngoài chế độ mức phụ cấp chính, tỉnh còn quy định chế độ phụ cấp kiêm nhiệm khá cao (các mức 70%, 50%, 20%, 15% theo từng đối tượng, chức danh kiêm nhiệm), quy định chế độ hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cho cán bộ thôn, tổ dân phố và quy định chế độ làm việc đối với những người hoạt động không chuyên trách là 20 giờ/tuần, bằng ½ thời gian làm việc hành chính của cán bộ, công chức cấp xã. Theo đó, nếu 1 cán bộ không chuyên trách được bố trí kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách khác có thể hưởng gần bằng hoặc thậm chí cao nhất là 1,7 mức lương tối thiểu (cao hơn mức tối đa do Chính phủ quy định là 0,7) chưa tính mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tùy theo chức danh. Đây là quy định riêng của tỉnh nhằm khuyến khích, động viên tinh thần những người hoạt động không chuyên trách.

b. Đối với Phó Trưởng Công an xã, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã:

- Kiến nghị để Phó Trưởng Công an xã được hưởng chế độ như Phó Công an phường là không có cơ sở. Công an phường là bộ phận thuộc lực lượng công an chính quy, hưởng lương theo cấp bậc quân hàm; Phó Trưởng Công an xã thuộc lực lượng người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở và được hưởng phụ cấp hàng tháng (theo quy định tại khoàn 2, Điều 18, Pháp lệnh Công an xã).

- Xã đội phó và Phường đội phó đều là những tên gọi khác nhau của cùng một chức danh “Phó Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã”, đều hưởng cùng một mức phụ cấp quy định tại Nghị quyết 04/2010/NQ-HĐND ngày 21-7-2010 của HĐND tỉnh Khánh Hòa; không có sự khác biệt về chế độ giữa hai tên gọi này.

- Theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị quyết 04/2010/NQ-HĐND ngày 21-7-2010 của HĐND tỉnh Khánh Hòa “Về chức danh, số lượng, mức phụ cấp và một số chế độ đối với những người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng liên quan ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, các chức danh Phó Trưởng Công an và Phó Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã là 2 trong 17 chức danh không chuyên trách được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,0 của mức lương tối thiểu chung (là hệ số phụ cấp tối đa theo quy định của Chính phủ). Bên cạnh đó, quy định tại khoản 3, Điều 6, Nghị quyết 04/2010/NQ-HĐND Phó Trưởng Công an và Phó Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 0,16 mức lương tối thiểu chung.

Trên cơ sở các kiến nghị (qua nhiều đợt tiếp xúc cử tri) liên quan đến việc tăng mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn nói chung; UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 4 xem xét, tăng mức phụ cấp đồng loạt tương ứng cho tất cả chức danh những người hoạt động không chuyên trách; hướng tới nâng cao hơn nữa mức phụ cấp, phù hợp với tình hình đời sống và thực tế công việc của đội ngũ này ở cơ sở và khả năng ngân sách của địa phương.

c. Chức danh phụ trách đài truyền thanh và Chi hội trưởng các Đoàn thể chưa có chế độ:

- Chức danh “Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh” là một trong 28 chức danh không chuyên trách được quy định tại Nghị quyết 04/2010/NQ-HĐND và được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.

- Các chi hội như Chi hội phụ nữ, Chi hội TNCS Hồ Chí Minh, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân được hỗ trợ tiền sinh hoạt hàng năm theo quy định tại Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND ngày 31-3-2009 của HĐND tỉnh về việc bổ sung kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

Đối với Chi hội trưởng các đoàn thể kể trên hiện chưa được hưởng chế độ như người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

Khoản 1, Điều 9, Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27-5-2010 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ quy định rõ: Mỗi thôn, tổ dân phố không quá 03 người hoạt động không chuyên trách (hiện tại ở Khánh Hòa, 3 chức danh này là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn và Phó Trưởng thôn); do đó, còn nhiều hạn chế trong việc quy định số lượng cũng như chế độ cho các đối tượng khác (như Chi hội trưởng các đoàn thể). UBND tỉnh đã kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh, sửa đổi nội dung này cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

đ. Bổ sung và tăng mức hỗ trợ tiền sinh hoạt các hội, đoàn thể (Hội người cao tuổi, Hội khuyến học, Hội cựu thanh niên xung phong…):

Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Nội vụ nghiên cứu, tham mưu đề xuất hướng điều chỉnh tăng tiền sinh hoạt cho các hội, đoàn thể, trình kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh vào cuối năm 2012.

e. Nâng mức phụ cấp cho lực lượng bảo vệ tổ dân phố, cộng tác viên dân số:

Hiện nay, mức phụ cấp cho lực lượng bảo vệ tổ dân phố được thực hiện theo Nghị quyết 03/2008/NQ-HĐND ngày 17-3-2008 quy định Trưởng ban bảo vệ Tổ dân phố mức phụ cấp bằng công an viên, mức phụ cấp này được điều chỉnh theo theo sự điều chỉnh mức phụ cấp đối với công an viên. Hiện nay, mức điều chỉnh công an viên, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh điều chỉnh tăng tại kỳ họp thứ 4, do đó mức phụ cấp của cho lực lượng tổ dân phố cũng tăng theo tương ứng.

Mức chi cho công tác viên dân số hiện nay thực hiện theo Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT của liên Bộ Tài chính – Y tế ngày 17-4-2008 là 50.000 đồng/người/tháng. Hiện nay, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đang dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT theo hướng tăng mức chi cho cộng tác viên dân phố. Khi có quyết định chính thức của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, UBND tỉnh sẽ triển khai thực hiện.

2. Nhiều địa phương kiến nghị tỉnh bổ sung ngân sách cho hộ cận nghèo được vay vốn sản xuất, kinh doanh để thực hiện các biện pháp thoát nghèo bền vững (vì đối tượng này nguy cơ tái nghèo rất cao). Hiện nay, mức cho vay vốn đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH là quá thấp, đề nghị nâng mức cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo đầu tư sản xuất kinh doanh; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo kết quả điều tra năm 2012, số hộ cận nghèo toàn tỉnh là 32.913 hộ, trong đó số hộ có nhu cầu vay vốn theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh là 11.567 hộ, với mức vay bình quân 20 triệu đồng/hộ, nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay là 231 tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương hiện nay, nhu cầu nguồn vốn như trên chưa đáp ứng được.

Riêng đối với các hộ nghèo thuộc giai đoạn 2006 - 2010 để đảm bảo thoát nghèo một cách bền vững: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng nguồn vốn cho vay các hộ nghèo (đã hoàn trả theo hợp đồng vay vốn) chuyển ủy thác lại cho Ngân hàng chính sách để cho vay các đối tượng hộ nghèo thuộc giai đoạn 2006-2010, tổng số đối tượng được tiếp cận nguồn vốn này đến thời điểm 31-5-2012 là 1.572 hộ, tổng số vốn cho vay là 22 tỷ đồng, bình quân 14 triệu đồng/hộ.

Về mức vay vốn của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội:

Ngày 6-4-2007, Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương có công văn số 527/NHCS-TD về mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, theo đó đối với các hộ nghèo vay vốn để đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc; trồng cây công nghiệp; cây ăn quả dài ngày; nuôi trồng thủy hải sản; góp vốn với hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, ngành nghề truyền thống mức vay tối đa là 30 triệu đồng/hộ.

Đối với các hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh không thuộc nhóm các đối tượng nêu trên, khi xem xét cho vay NHCSXH địa phương căn cứ vào: khả năng nguồn vốn của ngân hàng; nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của từng hộ nghèo, điều kiện phát triển kinh tế của địa phương để xác định mức cho vay cụ thể đối với từng hộ nhưng không vượt mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/ hộ.

Căn cứ nội dung quy định trên, hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội đang cho vay với mức bình quân là 18 triệu đồng/hộ. Trong thời gian sắp đến, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, sẽ từng bước nâng dần mức cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo sản xuất kinh doanh.  

3. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và theo dự án Vlap nói riêng còn nhiều vướng mắc dẫn đến nhiều hồ sơ tồn đọng. Đề nghị Tỉnh kiểm tra và có hướng chỉ đạo cụ thể để giải quyết khó khăn trong công tác này, đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân được nhanh chóng, kịp thời; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường đến ngày 12-6-2012 dự án VLAP đã hoàn thành đo đạc được 49.409 ha/45.463 ha (vượt kế hoạch do bổ sung khối lượng); tổng số hồ sơ cấp giấy chứng nhận 24.855 hồ sơ/tổng số giấy chứng nhận dự kiến cấp 375.748 hồ sơ; số giấy chứng nhận đã ký 14.253 giấy; số giấy chứng nhận đã trao 5.534 giấy. Hiện nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân đạt thấp so với cùng kỳ năm 2011 (đạt 77,8%); Nguyên nhân do những trường hợp còn lại gặp nhiều vướng mắc về nguồn gốc sử dụng, do đất nằm trong các khu quy hoạch, dự án hoặc do chủ sử dụng đất không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận. Thời gian kết thúc dự án VLAP là đến hết năm 2013, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đến thời điểm hiện nay khối lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lại rất lớn.

Để đẩy nhanh tiến độ, UBND tỉnh đã tổ chức họp Ban chỉ đạo dự án VLAP định kỳ và đột xuất nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tập trung một số nhóm giải pháp như: Tăng cường kiểm tra giám sát các địa phương thực hiện nhiệm vụ, xét duyệt các hồ sơ; Đổi mới công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia dự án; Theo dõi giám sát chặt chẽ các nhà thầu, đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện theo đúng kế hoạch được duyệt; Yêu cầu nhà thầu tăng cường nhân lực, tài chính để triển khai dự án đảm bảo tiến độ đã cam kết và xử phạt nếu không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; Kiện toàn bộ máy Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; Đôn đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tích cực xét duyệt hồ sơ, không để tồn đọng; Thường xuyên báo cáo tiến độ và vướng mắc về Ban Quản lý dự án VLAP tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường để thuận tiện việc giám sát và được hướng dẫn thực hiện.

4. Cử tri phản ánh những thủ tục hành chính về hỗ trợ học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ là quá phức tạp, gây rắc rối cho người dân. Kiến nghị tỉnh có hướng dẫn giải quyết nhanh, đơn giản hóa những thủ tục để người dân sớm nhận được khoản hỗ trợ này; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15-11-2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Liên Sở: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 3905/LS-STC-GDĐT-LĐTBXH về việc triển khai thực hiện Nghị định số 49/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ.

Khó khăn trong quá trình thực hiện chủ yếu là do các thủ tục xác nhận cho người thụ hưởng quá phức tạp, mất nhiều thời gian. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trong tháng 6-2012 tiến hành lấy ý kiến các sở, ngành liên quan và các cơ sở giáo dục trong tỉnh để báo cáo và đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp.  

          II. Những kiến nghị của các địa phương:

          1. Huyện Khánh Vĩnh:

1.1. Đề nghị tỉnh quan tâm, xem xét tạo điều kiện về việc làm cho sinh viên người đồng bào dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học (cử tri xã Khánh Thượng, Giang Ly, Thị trấn Khánh Vĩnh); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Từ năm 1999 đến nay, UBND tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện việc làm cho sinh viên người đồng bào dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học cho 51 trường hợp, (trong đó: tốt nghiệp Đại học 15 trường hợp, Cao đẳng 24 trường hợp, Trung cấp 12 trường hợp; riêng năm 2011 có 8 trường hợp sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đã được giới thiệu và đang công tác tại địa phương).

Bên cạnh đó, hàng năm, UBND tỉnh vẫn tiếp tục triển khai chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân dành cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số, thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh, tạo điều kiện cho các em có nơi làm việc sau khi tốt nghiệp.

Công tác này vẫn đang được UBND tỉnh hết sức quan tâm; vì vậy, đối với các trường hợp ở Khánh Thượng, Giang Ly, thị trấn Khánh Vĩnh kiến nghị, đề nghị có danh sách cụ thể (chuyên ngành đào tạo, nơi đào tạo), gửi về cơ quan chức năng (Sở Nội vụ, UBND huyện Khánh Vĩnh) để nghiên cứu giải quyết.

1.2. Hiện nay, có khoảng trên 200 người đang khai thác quặng thiếc trái phép tại khu vực đất đai thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm sản Khánh Hòa, gây hư hại rừng đầu nguồn, mất an ninh trật tự tại địa phương, nhất là gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, đề nghị tỉnh tiếp tục chỉ đạo giải quyết (cử tri xã Khánh Thành, Khánh Phú, Sông Cầu); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Từ giữa tháng 11 đến tháng 12-2011, UBND tỉnh đã giao Công an tỉnh phối hợp với UBND huyện Khánh Vĩnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, truy quét, trục xuất hơn 400 lượt người, phá hủy hơn 20 lán trại cùng các phương tiện, công cụ để khai thác thiếc của các đối tượng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng để phát hiện các đối tượng đến hoạt động khai thác thiếc trái phép. Tình hình khai thác trái phép được ngăn chặn, lực lượng truy quét tạm rút quân, nhưng vẫn bố trí một số chốt chặn tại Khánh Vĩnh để kiểm tra, kiểm soát khống chế các đối tượng lên xuống khu vực đầu nguồn, đã ngăn chặn và trục xuất hơn 100 lượt người cùng 52 xe môtô có ý định vào nơi khai thác.

Từ đầu năm 2012 đến nay, Công an huyện Khánh Vĩnh tiếp tục chủ động truy quét đối tượng khai thác Thiếc trái phép, đã tổ chức 2 đợt, trục xuất lượt 275 người, phá hủy 59 lán trại cùng nhiều công cụ, phương tiện, đồng thời vận động quần chúng nhân dân không cho các đối tượng gửi phương tiện hoặc tiếp tế lương thực. Từ ngày 7-6 đến 11-6-2012, Công an Khánh Vĩnh đã phối hợp với xã Khánh Thành tổ chức đợt truy quét tại tiểu khu 193, tạm giữ 100 kg quặng Thiếc, trục xuất trên lượt 300 người, tiêu hủy 32 lán trại và nhiều dụng cụ.

Tuy nhiên với địa hình rộng và phức tạp nên việc tuần tra, kiểm soát rất khó khăn, hiện nay tình hình khai thác, vận chuyển, mua bán khoáng sản trái phép lại tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tại tiểu khu 193 thuộc xã Khánh Thành và Tiểu khu 205 thuộc xã Khánh Phú, mỗi tiểu khu thường có khoảng 200 người hoạt động, thậm chí dùng cả phương tiện máy cơ giới để nghiền đá, hút nước.

Với tinh thần không khai thác khoáng sản Thiếc để bảo vệ rừng đầu nguồn, nguồn nước và môi trường theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Khánh Vĩnh, các sở, ngành, lực lượng chức năng tiếp tục tập trung công tác bảo vệ khoáng sản, nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường; đồng thời, giao Công an tỉnh tổ chức các đợt truy quét, xử lý nghiêm đối với các hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán khoáng sản trái phép, hủy hoại rừng, môi trường và nguồn nước tại khu vực.

          2. Huyện Khánh Sơn:

2.1. Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24-12-2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng  vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã có hiệu lực từ ngày 1-3-2011 và Thông tư số 08/2011/TTLB- BNV-BTC ngày 31-8-2011 của liên Bộ Nội vụ và Tài chính  hướng dẫn thực hiện Nghị 116 của Chính phủ đã có hiệu lực từ ngày 15-10-2011. Tuy nhiên đến nay các đối tượng ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Khánh Sơn vẫn chưa được hưởng chính sách trên. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ngành liên quan sớm triển khai, giải quyết kịp thời các chế độ liên quan cho các đối tượng này; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24-12-2010 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (có hiệu lực từ ngày 1-3-2011); Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31-8-2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15-10-2011). Nội dung các văn bản này quy định các chính sách về: phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp tham quan học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các trợ cấp khác.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo và Sở Nội vụ đã có Công văn số 345/SNV-XDCQ-CBCCVC&ĐT ngày 1-3-2011 hướng dẫn UBND các huyện Cam Lâm, Khánh Vĩnh và Khánh Sơn nghiên cứu triển khai thực hiện cho 5 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc 3 huyện này. Đồng thời, tại Điều 10 của Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31-8-2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP cũng đã hướng dẫn rất rõ việc tổng hợp nhu cầu kinh phí để thực hiện chính sách này.

Hiện nay, các huyện đang chỉ đạo các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính thẩm định danh sách đối tượng được hưởng chính sách để trình UBND huyện báo cáo Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất.

UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc các huyện có xã thuộc diện đặc biệt khó khăn để kịp thời giải quyết các chế độ có liên quan đến các đối tượng được thụ hưởng.

2.2. Cầu Ko Ró trên tuyến tỉnh lộ 9 xã Sơn Lâm hiện nay đã hỏng nặng ảnh hưởng việc đi lại vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Dự án đã được duyệt và ghi vốn. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải sớm thi công nhằm đáp ứng việc đi lại của nhân dân; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Cầu tràn Ko Ró (Km49+700 Tỉnh lộ 9) bị hư hỏng đoạn dài 40m phía hạ lưu do mưa lũ của cơn bão số 1 năm 2012. Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải triển khai việc sửa chữa, khắc phục sự cố sau lũ lụt; đơn vị thi công đã đổ xong bê tông mặt tràn, mái taluy và đang chờ gia tăng cường độ chịu lực. Dự kiến hoàn thành, thông xe vào cuối tháng 6 năm 2012.

Dự án Cầu cao Ko Ró do Ban Quản lý dự án các công trình Trọng điểm làm chủ đầu tư, hiện nay đang triển khai bước lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán. Dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục và triển khai thi công vào cuối năm 2012.      

          3. Huyện Trường Sa:

3.1. Đề nghị UBND tỉnh thông báo cho cử tri biết về tình hình triển khai Dự án sân golf tại địa bàn Cam Hòa. Dự án này có tiếp tục được triển khai hay không, nếu có thì khi nào hoàn thành; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm) là một trong 5 dự án có sân golf trên địa bàn tỉnh đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26-11-2009 về việc Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020;

Chủ đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Nha Trang đã ký quỹ 100 tỷ đồng để thực hiện dự án và cam kết tiến độ thực hiện dự án đúng theo giấy chứng nhận đầu tư. Dự án đã được cấp phép xây dựng số 65/GPXD ngày 5-10-2011 và 104/GPXD ngày 6-12-2011 cho các hạng mục công trình: Sân golf 36 lỗ và các công trình phụ trợ; Hạ tầng kỹ thuật chính dự án; các mẫu nhà biệt thự khu nhà ở thấp tầng.

Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành và được giao, cho thuê đất (171,9 ha) tại các Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 26-8-2011 của UBND tỉnh và Quyết định số 2249/QĐ-UBND ngày 26-8-2011 của UBND tỉnh. Dự án nói trên chậm tiến độ do quy định của Chính phủ về việc sử dụng đất để xây dựng sân golf; trong đó, quy định không được sử dụng đất lúa, chủ đầu tư dự án đã điều chỉnh ranh giới theo hướng không sử dụng đất lúa và điều chỉnh lại toàn bộ đồ án quy hoạch.

Theo Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Khánh Hoà cấp lần đầu số 37121000076, ngày 29-4-2008, điều chỉnh cấp lần thứ nhất ngày 25-1-2011, điều chỉnh lần thứ hai ngày 13-2-2012 thì thời gian xây dựng và hoàn thành dự án là 4 năm kể từ khi dự án được cấp phép xây dựng; Như vậy, thời gian hoàn thành dự án đưa vào hoạt động là tháng 10-2015.

          4. Thành phố Cam Ranh:

4.1. Một số đường giao thông trên địa bàn thành phố Cam Ranh (đường 3-4, Lê Duẩn, Lê Lợi) do nguồn vốn tỉnh đầu tư không đủ hiện dở dang gây lãng phí, khó khăn cho việc đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân. Đề nghị tỉnh sớm bố trí ngân sách để giải quyết vấn đề này; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 15-1-2008 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn chuyển giao cảng Ba Ngòi được ổn định trong 3 năm 2008-2010; trong đó đã giao cho UBND TP. Cam Ranh là 40 tỷ đồng để thực hiện 3 dự án: Đường Lê Duẩn, Đường 3-4, Đường Lê Lợi theo đề nghị của UBND TP. Cam Ranh.

Theo Nghị quyết số 35/2006/NQ-HĐND ngày 18-12-2006 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ chi đầu tư các cấp ngân sách giai đoạn 2007-2010 thì 03 dự án này thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của UBND TP. Cam Ranh; trong đó có sử dụng 40 tỷ đồng từ nguồn vốn chuyển giao cảng Ba Ngòi để thực hiện. Tuy nhiên, do tổng mức đầu tư của 3 dự án này lớn (96,3 tỷ đồng), UBND TP. Cam Ranh đã nhiều lần đề nghị tỉnh hỗ trợ thêm vốn để thực hiện và ngày 21-10-2010 Thường trực Tỉnh ủy đã có ý kiến tại Thông báo số 02-TB/TU, đề nghị xem xét bổ sung kinh phí đầu tư xây dựng 3 dự án trên địa bàn Cam Ranh (Đường Lê Duẩn, Đường 3-4, Đường Lê Lợi).

Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND quy định việc hỗ trợ cho các dự án cần thiết cấp bách tối đa không quá 50% tổng mức đầu tư dự án; Do vậy, trong kế hoạch năm 2011 và 2012, ngân sách cấp tỉnh quản lý đã hỗ trợ 18 tỷ đồng cho dự án Đường 3-4 (chiếm 37% tổng mức đầu tư dự án). Phần kinh phí còn lại, UBND TP. Cam Ranh có trách nhiệm cân đối, bố trí nguồn vốn phân cấp cho thành phố để đầu tư hoàn thành 3 dự án này.

4.2. Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Trà Long (Phường Ba Ngòi) kéo dài nhiều năm không thực hiện, điều này ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Cử tri Cam Ranh đã có kiến nghị trong đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 2 của HĐND tỉnh, khóa V. Đề nghị Tỉnh cho biết kết quả kiểm tra của Tỉnh như thế nào; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Cam Ranh của Công ty TNHH Du lịch DTN  đã được UBND tỉnh cấp GCNĐT số 37121000128, với diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 150 ha (100 ha đất và 50 ha mặt nước); tổng vốn đầu tư của dự án: 457.215 triệu đồng. Công ty TNHH Du lịch DTN đã lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định: số 2405/QĐ-UBND ngày 29-9-2010, số 975/QĐ-UBND ngày 5-5-2009. Đến thời điểm hiện nay, dự án vấn chưa triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng tiếp theo.

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 1024/SKHĐT-HTĐT ngày 17-5-2012), UBND tỉnh đã có công văn số 3303/UBND-KT ngày 18-6-2012 yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành các thủ tục để thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Cam Ranh của Công ty TNHH Du lịch DTN và giao cho Công ty TNHH DK Uniland TP. Hồ Chí Minh (nhà đầu tư mới) tiếp nhận, triển khai các thủ tục để đầu tư dự án, theo hướng, giảm quy mô diện tích cho phù hợp. UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc thống nhất với nhà đầu tư mới về quy mô diện tích và các nội dung liên quan khác, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15-7-2012.

4.3. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 11-11-2011của UBND tỉnh về việc chuyển giao chứng thực các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng và xác định thẩm quyền công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, việc chuyển giao chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã trên địa bàn TP. Cam Ranh cho tổ chức hành nghề công chứng nên dẫn đến quá tải, mất thời gian đi lại và mức phí cao hơn so với các xã, phường chứng thực (trên địa bàn TP. Cam Ranh mới có 1 phòng công chứng tư); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo quy định của Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18-5-2007 thì công tác chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký được chuyển sang cho UBND cấp huyện, cấp xã; các tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt việc thực hiện chứng thực bản sao. Đồng thời, việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch được chuyển sang cho tổ chức hành nghề công chứng nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng cường tính an toàn pháp lý cho các giao dịch. Để thực hiện chủ trương này, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19-10-2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã giao UBND tỉnh nhiệm vụ: Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xem xét, quyết định chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mà UBND cấp huyện, cấp xã đang thực hiện sang tổ chức hành nghề công chứng ở địa bàn cấp huyện mà tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng được yêu cầu công chứng…”.

Căn cứ quy định trên, thời gian vừa qua UBND tỉnh đã cho thực hiện chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp huyện, cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng đối với một số địa bàn mà tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, việc chuyển giao chỉ mới thực hiện được ở Nha Trang, Cam Ranh và Ninh Hòa (trong đó Nha Trang đã chuyển giao toàn bộ;  Cam Ranh và Ninh Hòa chỉ chuyển giao ở các phường nội thành, nội thị), nơi có các tổ chức hành nghề công chứng. Các huyện còn lại, công dân được lựa chọn chứng thực tại UBND cấp xã hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Riêng đối với thành phố Cam Ranh, có 1 Văn phòng công chứng được cấp đăng ký hoạt động từ ngày 15-7-2011 có trụ sở tại phường Cam Thuận. Sau khi có Văn phòng công chứng hoạt động, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 11-11-2011, theo đó việc chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng áp dụng bắt buộc đối với địa bàn TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh do TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh đã có các tổ chức hành nghề công chứng hoạt động.

Tuy nhiên, sau 4 tháng thực hiện chuyển giao tại TP. Cam Ranh, thực tế đã phát sinh bất cập do chỉ có một văn phòng công chứng tại địa bàn Cam Ranh, trong khi đó địa phương này có diện tích tương đối rộng, có xã đảo, đường sá đi lại khó khăn, không thuận tiện cho công dân ở các xã ở xa trung tâm. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 25-5-2012 “về việc chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng và xác định thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” thay thế cho Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 11-11-2011. Theo đó, kể từ ngày 4-6-2012 việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn địa bàn TP. Cam Ranh được điều chỉnh như sau: chỉ chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch của UBND một số phường nội thành là: Ba Ngòi, Cam Lộc, Cam Lợi, Cam Linh, Cam Thuận, Cam Phú và Cam Phúc Nam; các xã, phường khác công dân được lựa chọn chứng thực tại UBND cấp xã hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Về ý kiến cử tri cho rằng: “mức phí công chứng tại các Văn phòng công chứng cao hơn so với các xã, phường chứng thực”, sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do mức phí chứng thực tại các xã, phường thu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17-1-2008 của liên Bộ Tài chính - Tư pháp, còn mức phí công chứng thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17-10-2008 và Thông tư số 08/2012/TTLT-BTC-BTP của liên Bộ Tài chính - Tư pháp.

          5. Huyện Cam Lâm:

5.1. Đường Tỉnh lộ 3 bị hư hỏng ở nhiều đoạn, nhất là đoạn từ ngã rẽ đi Khánh Sơn lên Hồ chứa nước Cam Ranh, đề nghị cấp có thẩm quyền kiểm tra, khảo sát, nâng cấp, sửa chữa kịp thời; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Sở Giao thông vận tải thực hiện duy tu sửa chữa Đường Lập Định - Suối Môn (Tỉnh lộ 3) hàng năm bằng các nguồn vốn sửa chữa vừa, bảo dưỡng thường xuyên. Năm 2012, đã thực hiện sửa chữa vừa với kinh phí 2,169 tỷ đồng. Hiện nay đơn vị thi công đang thực hiện việc duy tu, sửa chữa. Dự kiến công trình hoàn thành vào giữa tháng 8 năm 2012.

Riêng phần nhánh rẽ từ Lập Định - Suối Môn đi hồ chứa nước Cam Ranh thuộc quyền quản lý của huyện Cam Lâm, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Cam Lâm có trách nhiệm bố trí nguồn vốn phân cấp cho cấp huyện để đầu tư, nâng cấp sửa chữa, phục vụ việc đi lại của nhân dân.

5.2. Khu công nghiệp Suối Dầu xả nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh, đề nghị xem xét giải quyết dứt điểm; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Khu công nghiệp Suối Dầu đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 1.500m3/ngày đêm. Công suất thực tế hiện nay của hệ thống khoảng 2.200m3/ngày đêm (theo báo cáo của công ty cổ phần KCN Suối Dầu). Nước thải sau khi qua hệ thống XLNT được qua ao sinh học trước khi thoát ra Suối Cạn. Theo giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1356/GP-UBND ngày 25-5-2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa cấp cho KCN Suối Dầu, lưu lượng thải tối đa 3.200m3/ngày đêm. Như vậy, hiện nay KCN Suối Dầu lưu lượng xả nước thải nằm trong giới hạn cho phép.

Theo kết quả giám sát nước thải sau xử lý của KCN trong quý I/2012, so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT cho thấy các thông số đều trong quy chuẩn cho phép.

Ở khu vực vành đai KCN Suối Dầu, giáp đường số 7, hiện nay có 04 cơ sở sản xuất (cơ sở Trần Sâm, Nguyễn Văn Dưỡng, Quỳnh Thị Hòa, Lê Xuân Thẩn do huyện Cam Lâm xác nhận cam kết bảo vệ môi trường), nước thải của các cơ sở này thải ra đều chưa đạt quy chuẩn quy định. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 9-1-2012 phê duyệt danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong đó có các cơ sở này. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang theo dõi, yêu cầu các cơ sở này thực hiện phương án, biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường, hoàn thành việc thực hiện trước tháng 12-2012.

Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá, kết luận việc ô nhiễm môi trường nước giếng của các hộ dân sống xung quanh KCN Suối Dầu; việc ô nhiễm nước mặt tại các suối chảy qua và ngoài KCN Suối Dầu; Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện đề án “Điều tra, đánh giá chất lượng nước ngầm, nước mặt tại thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường” (sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường, đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng kinh phí là 250 triệu). Sau khi có kết quả thực hiện đề án, sẽ có kết luận chính thức, UBND tỉnh sẽ có các biện pháp để xử lý dứt điểm.

5.3. Đề án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi đến nay đã hết, đề nghị tỉnh quan tâm, cho phép tiếp tục thực hiện chương trình này (đặc biệt đối với cây mía) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo Nghị quyết số 15/2009/NQ-HĐND ngày 12-6-2009 của HĐND tỉnh, việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi được tiến hành trong 03 năm: từ 2009 đến 2011. Ngày 30-1-2012, UBND tỉnh đã có công văn số 355/UBND-KT thống nhất kết thúc Đề án hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi giai đoạn 2009-2011 theo thời hạn của Nghị quyết 15/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hiện Sở Nông nghiệp và PTNT đang hoàn thiện dự thảo chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong quá trình xây dựng nông thôn mới (trong đó có hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi) để lấy ý kiến các ngành và tiến hành các thủ tục trình Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp cuối năm 2012.

6. Huyện Diên Khánh:

6.1. Hiện nay nhiều khu vực trên địa bàn huyện Diên Khánh nước sạch rất khan hiếm, hầu hết nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm phèn gây ra các bệnh về răng miệng, bệnh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân (các khu vực như thôn Bình Khánh xã Diên Hòa, thôn 2, thôn 3, thôn 4 xã Diên Đồng, một số khu vực ở các xã Diên Tân, Diên phú, Diên An, Diên Phước, khu vực Bắc thị trấn Diên Khánh…). Đề nghị UBND tỉnh có giải pháp để cung cấp các nguồn nước sạch cho người dân ở các khu vực này; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

- Về nước sinh hoạt cho thôn Bình Khánh xã Diên Hòa: tại Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 16-8-2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu nước sạch và VSMT nông thôn, giai đoạn 2011-2015 (sau đây gọi tắt là Quyết định 2178), thì Hệ thống cấp nước Diên Hòa dự kiến vốn đầu tư 2 tỷ đồng, do huyện Diên Khánh thực hiện. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Diên Khánh cân đối bố trí vốn hoặc sử dụng ngồn vốn bố trí cho Chương trình xây dựng nông thôn mới hàng năm của huyện để đầu tư vào thời gian thích hợp, bảo đảm giải quyết nước sinh hoạt cho thôn Bình Khánh xã Diên Hòa.

- Về việc cung cấp nước sạch cho các thôn 2, thôn 3 và thôn 4 xã Diên Đồng: Theo Quyết định số 2178, thì dự án cấp nước xã Diên Đồng do Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT thực hiện, dự án này dự kiến triển khai vào năm 2015, tuy nhiên nếu điều kiện ngân sách cho phép sẽ xem xét đầu tư sớm hơn, khi dự án được đầu tư sẽ giải quyết cung cấp nước sạch cho các thôn: 2, 3 và 4 xã Diên Đồng.

- Về Hệ thống cấp nước Diên Tân: Dự án đã được bố trí trong Quyết định số 2178 và do huyện Diên Khánh thực hiện, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Diên Khánh cân đối bố trí đầu tư theo Chương trình xây dựng nông thôn mới hay cân đối các nguồn khác để đầu tư vào thời gian thích hợp.

- Về Hệ thống cấp nước Diên Phú, Diên An: Hai dự án này chưa có trong danh mục của Quyết định số 2178, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Diên Khánh tiến hành kiểm tra, đề xuất và bố trí đầu tư theo khả năng cân đối vốn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới hay nguồn vốn huy động khác.

- Về cấp nước cho xã Diên Phước: Hệ thống cấp nước sinh hoạt Diên Phước - Diên Lạc - Diên Thọ đã đầu tư hoàn thành đưa vào quản lý khai thác, có nhiệm vụ cấp nước sạch cho 17.500 người thuộc 10 thôn, xã Diên Thọ, Diên Phước và Diên Lạc. Như vậy, ở Diên Phước đã có hệ thống cấp nước, nhưng đến nay công trình mới phát huy khoảng 50% công suất, theo kiến nghị của cử tri có thể một số vùng dân cư phân tán, xa đường ống chính chưa có điều kiện đưa nước vào nhà. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Diên Khánh cùng UBND xã Diên Phước làm việc với Trung tâm nước sạch và VSMTNT để có giải pháp cấp nước cho dân.

- Về việc cấp nước sạch khu vực Bắc thị trấn huyện Diên Khánh: UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Diên Khánh có kế hoạch đầu tư cấp nước cho khu vực này theo Chương trình phát triển đô thị.

6.2. Cử tri các xã Diên Đồng, xã Diên Xuân, xã Diên Tân huyện Diên Khánh bức xúc với việc thu mua mía của nhà máy đường Cam Ranh cụ thể là: Nhà máy đường Cam Ranh đánh giá chữ đường thấp (cùng một bãi mía nhưng chữ đường thấp hơn nhà máy đường Phan Rang từ 2- 3 chữ đường), trừ tỷ lệ rác quá cao làm cho người trồng mía thiệt thòi. Do đó, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan kiểm tra lại cách đánh giá chữ đường và tỉ lệ rác đồng thời kiểm định lại cách cân mía của nhà máy đường Cam Ranh; có biện pháp yêu cầu các doanh nghiệp thu mua mía đường hỗ trợ kinh phí để làm đường giao thông nội đồng phục vụ các vùng nguyên liệu mía; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Niên vụ mía 2011 – 2012, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai công tác giám sát việc đo kiểm chữ đường của các Công ty đường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (trong đó có Công ty CP đường Khánh Hòa, sau đây gọi tắt là Công ty).

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ, thì Công ty đã ban hành văn bản và thực hiện đầy đủ các nội dung quy định về phương pháp lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía. Văn bản này phù hợp với nội dung của Quyết định số 229/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 24-2-1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ”Về việc ban hành Quy định tạm thời về phương pháp lấy mẫu và xác định chữ đường trong mía” (gọi tắt là Quyết định 229) về phương pháp xác định chữ đường, phương pháp xác định tỷ lệ xơ, công thức tính toán, bảng tỷ trọng biểu kiến.

Tuy nhiên, có một số vấn đề chưa phù hợp với Quyết định 229 về cách lấy mẫu, phương pháp làm xơ,… cụ thể:

- Về phương pháp lấy mẫu để xác định chữ đường: Công ty có quy định và thực hiện lấy mẫu mía để tính chữ đường bằng phương pháp khoan là hoàn toàn khác biệt với Quyết định 229. Tuy nhiên, với quy mô công nghiệp thì tại Công ty không thể thực hiện theo phương pháp xác suất thống kê theo Quyết định 229 được.

Việc sử dụng phương pháp khoan lấy mẫu như Công ty đang áp dụng có nhiều bất cập, đó là:

+ Số lượng mẫu khoan cho mỗi xe quá ít (mỗi xe chỉ khoan 2 mẫu) không thể đại diện cho cả xe mía, mang tính may rủi cao.

+ Sử dụng mẫu mía khoan gồm cả tạp chất (gồm ngọn non, lá, rễ...) để ép lấy mẫu nước mía đo chữ đường là không đúng thực chất với lô mía mua bán giữa Công ty và người dân.

Vì vậy, việc lấy mẫu theo phương pháp khoan như hiện nay đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả của việc đo chữ đường của lô mía.

-  Về phương pháp xác định tỷ lệ xơ: Công ty dùng mía sạch để làm xơ là phù hợp với Quyết định 229. Việc thực hiện lấy mẫu mía làm xơ không cùng với mẫu mía làm chữ đường, tính tỷ lệ xơ bình quân và áp dụng cho 1 chu kỳ là sự khác biệt so với Quyết định 229, tuy nhiên việc thực hiện như vậy phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty.

* Về ý kiến của cử tri cho rằng Công ty CP đường Khánh Hòa trừ tỉ lệ rác quá cao làm cho người trồng mía bị thiệt thòi: Việc xác định tỉ lệ rác (tạp chất) để tính toán khối lượng mía giao nhận trong quá trình mua bán là sự thỏa thuận giữa các Công ty đường và người bán mía. Tiếp thu ý kiến của cử tri, UBND tỉnh sẽ yêu cầu các Công ty công bố công khai cách tính trừ tỷ lệ để người dân và các cơ quan liên quan biết cùng giám sát, tránh thiệt thòi cho người dân. Đồng thời chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế giám sát vấn đề này.

* Về phản ánh của cử tri: cùng một bãi mía nhưng chữ đường do Công ty CP Khánh Hòa đánh giá thấp hơn nhà máy đường Phan Rang từ 2 - 3 chữ:

UBND tỉnh nhận thấy ý kiến đưa ra như vậy chưa đủ cơ sở khoa học và chưa có điều kiện để kiểm chứng. Tuy nhiên, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở KH&CN tiến hành làm việc, trao đổi về công tác quản lý, giám sát chữ đường và nghiệp vụ chuyên môn với Sở KH&CN tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh lân cận để có thông tin trả lời cụ thể hơn.

* Về đề nghị có biện pháp yêu cầu các doanh nghiệp thu mua mía đường hỗ trợ kinh phí để làm đường giao thông nội đồng phục vụ các vùng nguyên liệu mía:

Ngày 21-6-2012, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1522/QĐ-UBND “Ban hành Quy chế phối hợp trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi vận chuyển mía đường”, theo đó quy định: các Công ty đường có trách nhiệm đóng góp kinh phí để sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường nội đồng trong phạm vi từng xã có vùng nguyên liệu mía trên cơ sở thỏa thuận với chính quyền địa phương vào quý I hàng năm.

          7. Thị xã Ninh Hòa:

7.1. Đề nghị tỉnh sớm triển khai thoát lũ sông Tân Lâm. Dự án này đã đề cập nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cử tri rất trông chờ nhưng đến nay chưa được thực hiện. Nếu vì lý do kinh phí chưa triển khai được, đề nghị tỉnh có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ngập nước hàng năm ở địa phương (cử tri xã Ninh Thân); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án này do UBND thị xã Ninh Hòa làm chủ đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thị xã khẩn trương hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh sẽ xem xét bố trí vốn đầu tư theo tiến độ dự án. Trước mắt, UBND tỉnh sẽ yêu cầu UBND thị xã Ninh Hòa có giải pháp để khắc phục, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi có mưa lũ xảy ra, nhất là trong chỉ đạo công tác phòng tránh lụt, bão ở các đoạn xung yếu.

7.2. Việc đền bù giải tỏa tái định cư cho nhân dân 2 thôn Ninh Yển và Mỹ Giang theo Quyết định 46 của UBND tỉnh là còn thấp, chưa phù hợp với giá cả hiện nay, không đảm bảo đời sống cho người dân khi di dời đến nơi ở mới. Đề nghị tỉnh xem xét lại (cử tri xã Ninh Phước); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Ngày 27-4-2012 UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp đối thoại với dân tại xã Ninh Phước và đã giải thích cụ thể để bà con nhận thức được chủ trương chính sách của nhà nước và lợi ích của việc triển khai dự án. Qua đối thoại đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân và đã được cụ thể bằng Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 31-5-2012 về việc bổ sung chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư đối với các dự án trọng điểm tại địa bàn xã Ninh Phước, cụ thể:

(1) Hỗ trợ hộ nghèo: Các đối tượng hộ nghèo bị thu hồi đất được tái định cư (ngoài các đối tượng thuộc Khoản 7 Điều 34 Quyết định 101/2009/QĐ-UBND ngày 21-12-2009) được xét hỗ trợ một lần để thoát nghèo: 4.320.000 đồng/người = (40.000 đồng/người/tháng x 12 tháng x 9 năm).

(2) Hỗ trợ giáo dục: Mỗi học sinh phổ thông các cấp của hộ thuộc diện tái định cư được hỗ trợ một lần bằng tiền để mua sách giáo khoa và vở là 200.000 đồng/học sinh; được miễn học phí ba (3) năm liên tục, thời gian tính từ khi bắt đầu học tập tại trường thuộc nơi ở mới.

(3) Hỗ trợ nước sinh hoạt: Các hộ thuộc diện tái định cư, được bố trí tại khu tái định cư Ninh Thủy, khu tái định cư Xóm Quán và được hỗ trợ một lần (bằng tiền) khoản chi phí nước sinh hoạt là 1.000.000 đồng/hộ.

(4)  Hỗ trợ kinh phí cho ngư dân di chuyển tàu, thuyền, ngư cụ đến nơi neo đậu mới: Ngoài chính sách đã được hỗ trợ theo quy định, các ngư dân có tàu thuyền được hỗ trợ một lần để di chuyển tàu, thuyền, ngư cụ đến địa điểm neo đậu mới là 1.000.000 đồng/tàu, thuyền.

(5) Đơn giá bồi thường công trình, vật kiến trúc mới: Đối với trường hợp đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (của dự án Trung tâm Điện lực Vân Phong), thỏa mãn một trong hai điều kiện sau: Đến ngày Quyết định 46/2011/QĐ-UBND ngày 30-12-2011 có hiệu lực nhưng chưa được bố trí kinh phí chi trả hoặc chưa được giao đất tại nơi tái định cư (đối với trường hợp đủ điều kiện giao đất tại nơi tái định cư) thì được áp dụng giá bồi thường công trình vật kiến trúc theo Quyết định số 46/2011/QĐ-UB ngày 30-12-2011 của UBND tỉnh.

(6) Các hộ thuộc diện tái định cư được hỗ trợ (bằng tiền) khoản lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đối với diện tích đất tái định cư theo mức nộp quy định.

(7) Hỗ trợ về y tế: Hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế thời hạn một năm cho các đối tượng thuộc diện tái định cư theo mức lương cơ bản mới (trừ các trường hợp đã hưởng chính sách Bảo hiểm y tế theo quy định).

(8) Hỗ trợ một phần chi phí tổ chức lễ cúng Đình, Miếu khi di dời là 10.000.000 đồng/làng (nhân dân trong làng có trách nhiệm cùng đóng góp thêm); Hỗ trợ chi phí làm lễ về nhà mới cho mỗi hộ gia đình tại nơi tái định cư là 500.000 đồng.

(9) Đối với các hộ tại thôn Ninh Yển, bị di dời nhà hai lần do ảnh hưởng bởi hai dự án (nhà máy đóng tàu Huyn-dai Vinashin năm 1996 và dự án Trung tâm Điện lực Vân Phong hiện nay): Được hỗ trợ thêm lương thực tương đương 30kg gạo/ khẩu/ tháng trong thời gian 12 tháng. 

7.3. Đề nghị Tỉnh kiểm tra và xử lý một số bất cập đối với hệ thống nước sạch do Trung tâm nước sạch tỉnh quản lý ở các xã Ninh Thượng, Ninh Trung, Ninh Đông, Ninh Hưng, Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Thân: Mạng lưới hệ thống nhánh đến các hộ dân không hợp lý, giá lắp đặt chi phí quá cao, việc hướng dẫn người dân chưa rõ ràng…(cử tri các xã Ninh Thượng, Ninh Trung, Ninh Đông, Ninh Hưng, Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Thân); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Việc đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, không thể bố trí được tất cả các tuyến đường ống đến trước mặt nhà dân, mà chỉ bố trí ở các trục giao thông chính tập trung dân cư sinh sống. Về phương án bố trí các tuyến ống trong quá trình lập dự án và trước khi trình phê duyệt dự án, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT (chủ đầu tư) đã tiến hành họp lấy ý kiến lãnh đạo thị xã Ninh Hòa và các xã hưởng lợi. Vì vậy, việc bố trí các tuyến đường ống đã được xem xét hợp lý, phù hợp với quy mô dự án và hiệu quả khai thác của hệ thống. Tuy nhiên, UBND tỉnh sẽ yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và VSMTNT phối hợp cùng các địa phương khảo sát để có kế hoạch bổ sung một số tuyến đường ống phát sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân lắp đặt nước vào hộ gia đình.

          Đối với các khu dân cư thưa dân, xa tuyến ống chính, chính quyền địa phương cần vận động nhân dân đóng góp và có cơ chế hỗ trợ một phần để có thể đưa nước vào gia đình. Chi phí lắp đặt nước vào hộ gia đình cao hay thấp, phụ thuộc vào khoảng cách giữa đường ống cấp nước chính và hộ gia đình; về giá cả Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tính theo Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 19-1-2012 của UBND tỉnh và các thông báo giá của Sở Tài chính và Sở Xây dựng. UBND tỉnh sẽ yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm nước sạch và VSMTNT công khai minh bạch về đơn giá này.

7.4. Người dân phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa băn khoăn vì không biết đến bao giờ Đê và Đập sông Lắm Ninh Hà mới thực hiện (Theo báo cáo của Tỉnh dự án này nằm trong chương trình nâng cấp hệ thống đê biển từ Quãng Ngãi đến Kiên Giang…). Do tính bức xúc của khu vực sản xuất tại Ninh Hà và Ninh Quang (hơn 100 ha chỉ cần lượng mưa nhỏ đã ngập úng và hạn thì bị nhiễm mặn), đề nghị Tỉnh chỉ đạo nghiên cứu và cho đầu tư trước đập ngăn mặn cầu Lắm (khẩu độ đập hiện chỉ có 4m trong khi đó khẩu độ cầu phía trên là hơn 10m); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án này nằm trong Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 667/QĐ-TTg ngày 27-5-2009, nhưng nguồn vốn Trung ương bố trí cho Chương trình này hàng năm rất hạn chế, trong khi đó nguồn vốn địa phương không có khả năng cân đối, nên dự án này chưa thể triển khai được. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo cho Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, đề xuất (trong tháng 8-2012) hướng giải quyết việc đầu tư trước đập ngăn mặn cầu Lắm theo như đề nghị của địa phương.

7.5. Cử tri phường Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Đa, Ninh Phú kiến nghị tỉnh quan tâm nạo vét lạch Cầu Treo và sông Đá Hàn vì đã lâu không được nạo vét, đến mùa mưa hệ thống lạch này thoát nước chậm gây ngập úng cục bộ vùng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân địa phương; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án này UBND tỉnh đã trả lời cử tri trong nhiều kỳ và UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp cùng UBND thị xã Ninh Hòa đề xuất giải pháp, nhưng qua xem xét để giải quyết tiêu úng triệt để khu vực này vốn đầu tư rất lớn, nên trong giai đoạn hiện nay chưa có khả năng cân đối đầu tư cho dự án này, vì vậy đề nghị UBND thị xã Ninh Hòa chỉ đạo các xã giải thích với nhân dân trong vùng và hướng dẫn nhân dân tổ chức sản xuất cho phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng.

          8. Huyện Vạn Ninh:

8.1. Đề nghị Đài truyền hình Khánh Hòa đưa sóng lên vệ tinh để nhân dân có điều kiện cập nhật thông tin trong tỉnh vì hiện nay đa số hộ dân đều bắt tín hiệu bằng chảo và cáp chứ không dùng ăngten như trước; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Để phủ sóng 2 huyện phía Bắc tỉnh gồm huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tiếp phát sóng qua trạm Đèo Bánh Ít với máy phát Analog băng tần VHF, công suất 1kw. Với các tiêu chuẩn này, hầu hết nhân dân 2 huyện đều thu được sóng KTV với anten dân dụng thông thường.

Bên cạnh việc thu sóng KTV như trên, hiện nay, Đài đã phối hợp với Công ty Truyền thông An Viên để phát sóng thử nghiệm kênh KTV qua vệ tinh; đồng thời, Đài cũng đang làm việc với Truyền hình Cáp Sài Gòn Tourisr (SCTV) để phát kênh KTV qua hệ thống truyền dẫn cáp và vệ tinh. Đài Phát thanh-Truyền hình Khánh Hòa sẽ thông báo khi phát sóng chính thức.

8.2. Cử tri huyện Vạn Ninh đề nghị UBND sớm hỗ trợ cho người dân và các đơn vị bị thiệt hại do cơn bão số 1 năm 2012 gây ra; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

          Căn cứ số liệu tổng hợp của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh và đề xuất của Sở Tài chính, UBND tỉnh đã quyết định bổ sung cho các địa phương số kinh phí là 2.309 triệu đồng để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất bị thiên hại do bão số 1 và mưa lũ gây ra trên địa bàn (trong đó sản xuất nông nghiệp 1.895 triệu đồng và hỗ trợ giống nuôi trồng thủy sản 414 triệu đồng).

          Riêng đối với kinh phí hỗ trợ khắc phục hư hỏng các công trình do bão số 1 và mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh theo tổng hợp của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, số kinh phí hỗ trợ cho các địa phương, đơn vị là 7.100 triệu đồng. Hiện nay, các ngành đang thực hiện các thủ tục cần thiết để trình UBND tỉnh bổ sung cho các địa phương, đơn vị.

8.3. Đề nghị cho thanh lý công trình nước sạch Tỉnh đầu tư cho xã Vạn Hưng, do công trình không hiệu quả tốn kinh phí bảo vệ nhiều năm lãng phí của nhân dân. Khẩn trương đẩy nhanh việc thực hiện giai đoạn 2 công trình nước Suối Diên – Vạn Hưng để nhân dân có nước sử dụng trong mùa hè này. Đề nghị cho kéo nước từ công trình nước sạch Ninh Hòa về các thôn Xuân Đông, Xuân Tây xã Vạn Hưng để nhân dân có nước sử dụng, xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các xã Tu Bông (Vạn Khánh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thọ); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

- Về đề nghị cho thanh lý hệ thống cấp nước Vạn Hưng: Ngày 29-11-2010, UBND tỉnh đã có công văn số 6333/UBND về việc xử lý hệ thống cấp nước Vạn Hưng - Vạn Ninh, theo đó UBND tỉnh đã đồng ý giao UBND huyện Vạn Ninh, xem xét việc tận dụng tối đa đường ống của hệ thống mạng hệ thống cấp nước Vạn Hưng cũ để sử dụng cho hệ thống cấp nước tự chảy Suối Diên đang triển khai; còn lại các tài sản khác của hệ thống cấp nước Vạn Hưng cũ nếu không khắc phục tận dụng được, tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của Nhà nước. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Vạn Ninh nhanh chóng triển khai thực hiện.

- Về dự án cấp nước Suối Diên giai đoạn 2:   Dự án cấp nước Suối Diên giai đoạn 2 do huyện Vạn Ninh làm chủ đầu tư, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Vạn Ninh đẩy nhanh tiến độ, để bảo đảm sử dụng hiệu quả công trình, kịp cấp nước đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng.

          - Về việc kéo nước từ công trình cấp nước sạch Ninh Hòa về cấp cho các thôn Xuân Đông, Xuân Tây xã Vạn Hưng: Phương án này chưa được bố trí trong Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn của tỉnh, UBND tỉnh sẽ giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát, đề xuất phương án và tham mưu bố trí vốn đầu tư trong những năm sau.

- Về đầu tư hệ thống cấp nước Tu Bông: Hệ thống này chưa được bố trí trong kế hoạch 2011-2015 theo Quyết định số 2178/QĐ-UBND ngày 16-8-2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu nước sạch và VSMT nông thôn, giai đoạn 2011-2015. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Vạn Ninh có kế hoạch bố trí đầu tư vào thời gian hợp lý (trong Chương trình xây dựng nông thôn mới).

9. Thành phố Nha Trang:

9.1. Việc cấp nước sạch cho người dân xã Vĩnh Lương đến nay vẫn chưa được triển khai đầu tư. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết; Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án cấp nước xã Vĩnh Lương do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Khánh Hòa làm chủ đầu tư. Hiện nay Công ty đã lập hoàn chỉnh Dự án đầu tư với tổng mức đầu tư là 82,9 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 38,9 tỷ đồng). Hiện nay, Công ty đang triển khai các thủ tục để vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển Khánh Hòa và triển khai thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến sẽ thi công xây dựng vào cuối năm 2012.

Về phía UBND tỉnh sẽ tiếp tục đôn đốc Công ty khẩn trương hoàn thành các thủ tục; các đơn vị liên quan  giúp đơn tạo điều kiện thuận lợi để Công ty triển khai thi công Dự án để cấp nước sạch cho xã Vĩnh Lương và khu vực phía bắc thành phố Nha Trang trong thời gian sớm nhất.

9.2. Đề nghị UBND tỉnh sớm đầu tư xây dựng kè sông Cái tại khu vực thôn Xuân Lạc xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Phương nhằm hạn chế sạt lở vào nhà dân (cử tri xã Vĩnh Ngọc, Vĩnh phương, Vĩnh Thạnh); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án Kè bờ hữu sông Cái, thành phố Nha Trang tại Quyết định số 1085/QĐ-UBND ngày 28-4-2011; trong đó, có các đoạn bị sạt lở nghiêm trọng tại thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc và thôn Phú Vinh xã Vĩnh Thạnh. 

Thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; việc triển khai dự án đầu tư phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15-10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với dự án này phải được các Bộ ngành Trung ương thẩm định về nguồn vốn đầu tư trước khi UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư. Do tình hình ngân sách hiện nay khó khăn, việc triển khai đầu tư xây dựng các đoạn kè tại các khu vực nêu trên sẽ cân đối bố trí vốn vào thời điểm thích hợp.

Trước mắt, để đảm bảo an toàn về người và tài sản trong mùa mưa bão, UBND tỉnh đã giao và UBND TP. Nha Trang đã chỉ đạo địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức thi công khắc phục tình trạng sạt lở bằng nguồn kinh phí ngân sách thành phố để sớm ổn định đời sống nhân dân sinh sống dọc theo bờ sông Cái.

9.3. Hiện nay trên địa bàn TP. Nha Trang có nhiều dự án quy hoạch đã lâu nhưng chưa triển khai thực hiện: dự án trung tâm thương mại Tràng Tiền tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Hùng Vương, 46-48 Trần Phú, 44 Lê Thánh Tôn, Khu dân cư Phước Hạ 25ha, dự án giết mổ tập trung ở Phước Sơn, trường dạy nghề Quốc tế Nam Việt…. Đề nghị UBND tỉnh có biện pháp xử lý, giải quyết đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án hoặc hủy bỏ dự án theo quy định của pháp luật (cử tri phường Tân Lập, xã Phước Đồng); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

- Các dự án tại khu đất số 2 Nguyễn Thị Minh Khai, Khu đất số 46-48 Trần Phú, Khu đất 44 Lê Thánh Tôn, Trường dạy nghề Quốc tế Nam Việt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Hiện nay, tiến độ triển khai thực hiện các dự án nêu trên chậm do nguyên nhân chủ yếu từ phía các chủ đầu tư (đang gặp khó khăn về nguồn vốn).

UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra thủ tục đầu tư, tiến độ đầu tư, khả năng đảm bảo tài chính để thực hiện dự án, các nội dung liên quan về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; thủ tục đất đai (Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác quản lý sử dụng đất ...), đánh giá tình hình thực hiện đầu tư và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc đề xuất UBND tỉnh xử lý những dự án chậm tiến độ theo đúng quy định.

Trên cơ sở báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh kiên quyết thu hồi những dự án vi phạm khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai và chấm dứt hiệu lực cho phép đầu tư đối với những dự án đã quá thời hạn lập thủ tục đầu tư nhưng chưa hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định mà không có lý do chính đáng.

- Dự án Khu tái định cư Phước Hạ do UBND TP. Nha Trang làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 2320/QĐ-UBND ngày 30-8-2011. Hiện nay, UBND TP. Nha Trang đang triển khai lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và đang tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Dự kiến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn thành vào cuối năm 2012 và hoàn tất các thủ tục để triển khai thi công vào năm 2013.

- Dự án Khu giết mổ tập trung do UBND TP. Nha Trang làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh cho phép lập dự án đầu tư vào tháng 12-2010. Hiện nay, UBND TP. Nha Trang đang hoàn chỉnh hồ sơ dự án trình thẩm định, phê duyệt trong quý 3 năm 2012. Sau khi phê duyệt dự án, sẽ tiếp tục thực hiện công tác bồi thường giải toả và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu xây dựng. Dự kiến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hoàn thành vào quý 2 năm 2013 và hoàn tất các thủ tục để triển khai thi công xây dựng vào tháng 6 năm 2013.

9.4. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng tại phường Phước Long một trường cấp 3 để cho các con em của Vĩnh Trường, Phước Đồng, Phước Long được theo học dễ dàng, hạn chế vào trung tâm thành phố, gây ách tắc giao thông (cử tri phường Phước Long); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

UBND tỉnh có Văn bản số 2936/UBND-XDNĐ ngày 1-6-2012 về địa điểm xây dựng dự án Trường THPT Nam Nha Trang; theo đó, sẽ xây dựng 01 trường THPT tại vùng Kho Bình Tân, Nam TP. Nha Trang và giao Ban Quản lý Dự án các công trình Xây dựng dân dụng triển khai thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Nam Nha Trang tại địa điểm nêu trên, yêu cầu hoàn thành thủ tục lập dự án trước ngày 30-4-2013. Nếu dự án được thực hiện đúng tiến độ thì năm học 2014 - 2015 sẽ có trường học cấp 3 cho các em thuộc phường Vĩnh Trường, Phước Đồng, Phước Long học tập thuận lợi.

9.5. Đề nghị tỉnh cho cử tri được biết vụ Vinaline và Vinashin có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của tỉnh không. Trên địa bàn tỉnh có bao nhiêu xí nghiệp, công ty đóng cửa, phá sản. (cử tri xã Vĩnh Thạnh); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Hiện nay, Tổng công ty hàng hải Vinaline và Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin có thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh như: Cảng trung chuyển quôc tế Vân Phong, đầu tư xây dựng Cảng Ba Ngòi (Vinaline), Nhà máy đóng tàu Cam Ranh (Vinashin),... Do hai đơn vị trên gặp khó khăn nên các dự án đầu tư trên địa bàn bị chậm lại, các cơ sở sản xuất (nhà máy đóng tàu) gặp khó khăn nên ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh tế - xã hội chung của tỉnh, nhất là việc chậm triển khai Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong đã ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển chung của Khu kinh tế Vân Phong..

Tính từ ngày 1-1-2012 đến ngày 22-6-2012: Trên địa bàn tỉnh đã có 178 doanh nghiệp đăng ký giải thể, với nhiều lý do như: doanh nghiệp đăng ký giải thể; một số doanh nghiệp vi phạm bị cưỡng chế hành chính về thuế, bỏ địa chỉ kinh doanh, không thông báo tình hình hoạt động kinh doanh theo quy định bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

9.6. Đề nghị UBND tỉnh sớm di dời nhà máy thuốc lá Khatoco ra khỏi khu dân cư nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (cử tri phường Vĩnh Nguyên); Vấn đề này, UBND tỉnh trả lời như sau:

Ngày 16-12-2011 UBND tỉnh đã có quyết định số 3405/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị; Hiện tại Ban chỉ đạo đã xây dựng quy chế và thành lập tổ giúp việc gồm các chuyên viên của các ngành liên quan để xây dựng kế hoạch và thực hiện việc di dời các cơ sở theo kế hoạch. Việc xác định các cơ sở ô nhiễm môi trường sẽ được các cơ quan chức năng quan trắc, đo đạc các thông số, chỉ tiêu về môi trường theo quy định.

Nhà máy Thuốc lá Khatoco cũng là một trong các đối tượng được kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm để đề xuất các giải pháp khắc phục, trong đó có tính đến việc di dời đến vị trí mới. UBND tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị sớm hoàn thành Kế hoạch di dời cơ sở ô nhiễm môi trường, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.