Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1904) do Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm hiến tặng, là minh chứng xác đáng bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Tiến Sĩ sử học Susan Bayly (Đại học Cambridge, Anh) sau khi xem tấm bản đồ này nhận xét, Việt Nam đã phát hiện ra một tài liệu rất mới, tạo cơ sở khoa học rõ ràng hơn cho sự hiểu biết của thế giới.Trong ảnh: Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng giới thiệu bản đồ cho khách tham quan. |
Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1904) do Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm hiến tặng, là minh chứng xác đáng bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Sáng 25/7, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Cổ vật Việt Nam" và khánh thành phòng trưng bày về văn hóa Óc Eo- Phù Nam, đồng thời tiếp nhận hàng trăm hiện vật quí.
Trong số hàng trăm hiện vật quí giá mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp nhận sáng 25/7, tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1904) do Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm hiến tặng, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa- lịch sử cùng công chúng trong và ngoài nước.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là tấm bản đồ gốc, cung cấp một số thông tin quan trọng, là minh chứng xác đáng bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Đây cũng là một hiện vật quý, làm dày thêm kho tư liệu hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, góp phần khẳng định độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Theo phân tích của Nhà sử học Dương Trung Quốc- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, bản thân tấm bản đồ do TS Mai Ngọc Hồng hiến tặng giá trị vì xuất bản cách đây hơn 100 năm, là một sản phẩm của bản đồ học Trung Hoa. Tấm bản đồ này đã bổ sung thêm một bằng chứng xác lập góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Giá trị nhất là nội dung bản đồ là xác định cực phương Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Điều này liên quan đến việc chúng ta đang đấu tranh để bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông thì một trong những chứng lý thể hiện chủ quyền, đó là chứng lý về lịch sử. Chúng ta biết rằng trong thư tịch của chúng ta nói đến việc chúa Nguyễn cử các đoàn Bắc Hải, hoặc đoàn Hoàng Sa đến các hòn đảo ấy từ rất xa xưa. Năm 1834, dưới triều Minh Mạng chúng ta có bản đồ vẽ ở đó có biểu thị của dải Vạn lý Trường Sa ở ngoài biển Đông. Như thế có thể thấy là trong khi thư tịch và bản đồ của Việt Nam đã thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ và trong những hoạt động mang tính chất quản lý chủ quyền thì trên bản đồ Trung Quốc chưa hề đề cập tới. Đây chính là một yếu tố rất quan trọng khi xác lập chủ quyền về mặt lịch sử- Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích.
Tiến Sĩ sử học Susan Bayly, trường Đại học Cambridge của Anh sau khi xem tấm bản đồ này nhận xét, có thể thấy rằng Việt Nam đã phát hiện ra một tài liệu rất mới, tạo cơ sở khoa học rõ ràng hơn cho sự hiểu biết của thế giới.
Cũng trong sáng 25/7, GS Chương Thâu, người đã dành hơn 50 năm nghiên cứu về cụ Phan Bội Châu đã tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia một số sách về các nhân vật lịch sử. Một số thành viên của Hội cổ vật Thăng Long và Trung tâm UNESCO tặng bảo tàng các hiện vật bằng gốm sứ...
Theo CP