10:05, 31/05/2012

Thể lệ cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”

Cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

1. Đối tượng dự thi

Cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Nội dung, hình thức thi

Thi trắc nghiệm hàng tuần và thi viết.

2.1 Thi trắc nghiệm hàng tuần

Người dự thi truy cập vào một trong các trang web sau đây để tham gia dự thi: www.nhandan.org.vn; www.qdnd.vn; www.tuyengiao.vn; www.mattran.org.vn; www.vtv.vn; www.cand.com.vn; www.dangcongsan.vn; www.chinhphu.vn; www.tienphong.vn; www.quehuongonline.vn; www.tuoitre.vn; www.thanhnien.com.vn; www.vietnamnet.vn; www.vnexpress.net; www.dantri.com.vn; www.baokhanhhoa.com.vn; www.khanhhoa.gov.vn.

2.2 Thi viết

Bài dự thi của tác giả phải là các tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ báo, tạp chí, sách… và phải chuyển tải được một trong các nội dung dưới đây:
+ Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
+ Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
+ Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
+ Những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
+ Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
+ Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắc của hai dân tộc Việt Nam - Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước trong những năm qua.
+ Những kinh nghiệm quý báu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.
+ Tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.
+ Những cảm nghĩ về nền văn hóa, về đất nước và con người Lào.
+ Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.
+ Tại sao hai dân tộc Việt Nam - Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Bài dự thi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Có thể viết tay hoặc đánh máy, với dung lượng tối đa 4.000 từ, khuyến khích đánh máy và in trên giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Không hạn chế việc sử dụng hình ảnh để minh họa thêm bài dự thi viết.
- Bài dự thi phải ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại.
- Bài dự thi không hợp lệ nếu sao chép dưới mọi hình thức.
Tài liệu tham khảo Cuộc thi vào trang web: tuyengiao.vn
Các huyện, thị, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc thành lập ban tổ chức cuộc thi ở cấp huyện và tương đương để triển khai tổ chức cuộc thi do cấp ủy chỉ đạo trực tiếp; thành lập tổ sơ khảo để chấm, chọn những bài viết dự thi tiêu biểu gửi dự thi ở cấp trên. Lễ trao giải, tổng kết Cuộc thi sẽ được tổ chức vào tháng 11-2012.

3. Thời gian và nơi nhận bài thi:

Thời gian nhận bài thi: Bắt đầu từ ngày 1-6-2012, hạn cuối cùng nộp bài dự thi là ngày 30-9-2012. Ban tổ chức Cuộc thi không nhận các bài dự thi quá thời hạn nêu trên.
Nơi nhận bài thi: Bài dự thi có thể gửi bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa - số 6 Trần Hưng Đạo, Nha Trang, trên phòng bì ghi rõ: Bài dự thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”.
- Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện và tương đương tiếp nhận, chấm, chọn 30 bài dự thi tiêu biểu gửi về Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh thông qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trước ngày 30-9-2012.
- Riêng Tỉnh đoàn do đối tượng dự thi đông, ở cấp huyện, thị xã, thành phố gửi bài dự thi về Ban Tuyên giáo cấp ủy cùng cấp; còn lại bài dự thi của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Nha Trang gửi về Tỉnh đoàn. Tỉnh đoàn chấm, chọn 30 bài tiêu biểu gửi về Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh.
- Để có căn cứ đánh giá chính xác kết quả triển khai tổ chức Cuộc thi, ngoài số lượng bài dự thi tiêu biểu gửi lên Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh theo quy định, ban tổ chức cuộc thi cấp huyện và tương đương, Tỉnh đoàn gửi kèm theo báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức cuộc thi ở đơn vị mình và toàn bộ số bài dự thi về Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh.
- Bài dự thi của cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang gửi về: Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và Tổng cục Xây dựng lực lượng (Bộ Công an).
- Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh tiếp nhận, tổ chức chấm, chọn 50 bài dự thi tiêu biểu để gửi về Ban tổ chức Cuộc thi Trung ương trước ngày 31-10-2012.

4. Giải thưởng

a. Bài dự thi viết

- Các huyện, thị, thành ủy và đảng ủy trực thuộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xem xét, bố trí giải thưởng phù hợp nhằm thúc đẩy phong trào, khuyến khích, động viên người tham gia dự thi.
- Cấp tỉnh: Ban tổ chức Cuộc thi trao giải thưởng cho hình thức thi viết như sau:
* Giải cá nhân
- 1 giải nhất: 2.000.000 đồng
- 2 giải nhì, mỗi giải: 1.000.000 đồng
- 3 giải ba, mỗi giải: 500.000 đồng
- 10 giải khuyến khích, mỗi giải: 300.000 đồng
* Giải tập thể
- 1 giải nhất: 2.000.000 đồng
- 2 giải nhì, mỗi giải: 1.000.000 đồng
- 3 giải ba, mỗi giải: 500.000 đồng
- Cấp Trung ương:
- 1 giải nhất: 30.000.000 đồng
- 2 giải nhì, mỗi giải: 15.000.000 đồng
- 5 giải ba, mỗi giải: 10.000.000 đồng
- 30 giải khuyến khích, mỗi giải: 5.000.000 đồng
- Một số giải khác (có phần thưởng của Ban tổ chức Cuộc thi).

b. Dự thi trắc nghiệm

Mỗi tuần có 7 giải thưởng, bao gồm:
- 1 giải nhất: trị giá 2.000.000 đồng
- 1 giải nhì: trị giá 1.000.000 đồng
- 5 giải khuyến khích: mỗi giải 500.000 đồng

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI