Ngày 28-2, Quốc hội (QH) thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Giá. Tại kỳ họp thứ hai QH khóa XIII, QH đã cho ý kiến về Dự án Luật Giá. Đa số ý kiến đại biểu QH cho rằng, Dự thảo luật chưa bảo đảm tính cụ thể, nhiều nội dung quan trọng còn giao Chính phủ, Bộ Tài chính quy định.
Ngày 28-2, Quốc hội (QH) thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Giá. Tại kỳ họp thứ hai QH khóa XIII, QH đã cho ý kiến về Dự án Luật Giá. Đa số ý kiến đại biểu QH cho rằng, Dự thảo luật chưa bảo đảm tính cụ thể, nhiều nội dung quan trọng còn giao Chính phủ, Bộ Tài chính quy định.
Một số đại biểu cho rằng, theo Luật Cạnh tranh thì việc đăng ký giá là không phù hợp mà còn tạo nhiều chi phí hơn là đem lại lợi ích cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo báo cáo tổng hợp tình hình đăng ký giá, kê khai giá theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính thì qua 6 tháng thực hiện Thông tư này, Cục Quản lý giá chỉ từ chối yêu cầu tăng giá bán của DN 2 lần, chưa tới 3% đơn đề nghị. Điều này cho thấy, trong một môi trường cạnh tranh khi tiếp tục tăng giá thì DN phải có lý do hết sức xác đáng, cân nhắc kỹ lưỡng vì yếu tố cạnh tranh luôn được đặt lên hàng đầu. Dự thảo Luật cũng phải lường trước được các tình huống xảy ra để đưa vào luật các quy định điều chỉnh cho phù hợp. Nhiều đại biểu có ý kiến về danh mục hàng hóa được bình ổn như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… cần phải cụ thể chi tiết hơn, vì các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào của sản xuất nông nghiệp.
Theo ý kiến nhiều đại biểu QH, Dự án Luật chưa quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương theo hướng xác định rõ mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giá đối với mỗi loại mặt hàng; đề nghị quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đặc biệt là Bộ Tài chính.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, để thể hiện cụ thể hơn về chế độ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, Ủy ban Thường vụ QH đã bổ sung quy định về chế độ trách nhiệm trong quản lý, theo đó các cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các quyết định về giá, trường hợp gây thiệt hại sẽ bị xử lý theo pháp luật tương ứng.
Một số đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh giá theo dự thảo luật khiến cho các nhà phân phối thì đầu cơ, còn các đại lý thì găm hàng đợi giá lên. Thực tế đã xảy ra tình trạng này. Bên cạnh đó, Điều 24 dự thảo luật chỉ nêu chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật mà không nói rõ quy định của ai, ở đâu (văn bản pháp luật cụ thể) để còn xác định trách nhiệm khi xảy ra vi phạm.
Có ý kiến đề nghị, đối tượng áp dụng Luật chỉ nên là các cơ sở công lập, không áp dụng đối với các cơ sở tư lập. Tuy nhiên, theo giải trình của Ủy ban Thường vụ QH thì giá là vấn đề liên quan và tác động trực tiếp đến mọi tổ chức, cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế. Do vậy, với tính chất là khuôn khổ pháp lý chung về quản lý, điều tiết giá; góp phần kiểm soát, ổn định thị trường, Dự thảo luật không thể áp dụng riêng đối với cơ sở công lập mà phải bao quát mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, kể cả khu vực tư. Pháp luật về giá của nhiều nước trên thế giới đã quy định tương tự.
L.H (Tổng hợp)