Chuyện những cô dâu Việt bị người chồng ngoại quốc có tiền sử về bệnh tâm thần, bệnh hoang tưởng đánh đâïp, gây thương tích, thậm chí tử vong trong thời gian qua thật sự là hồi chuông báo động cho những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Chuyện những cô dâu Việt bị người chồng ngoại quốc có tiền sử về bệnh tâm thần, bệnh hoang tưởng đánh đâïp, gây thương tích, thậm chí tử vong trong thời gian qua thật sự là hồi chuông báo động cho những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Từ những trường hợp đau lòng đó, nhiều người đã nhìn nhận và quan tâm hơn đến việc khám sức khỏe tâm thần tiền hôn nhân (SKTTTHN), một việc làm cần thiết để tự bảo vệ mình.
. Tự bảo vệ bản thân
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần (BVCKTT) Khánh Hòa (Diên Phước, Diên Khánh) đã tiếp nhận gần 500 hồ sơ khám SKTT kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nhiều người trong số họ đã nhận thức được việc khám SKTTTHN là việc làm cần thiết để bảo vệ mình chứ không phải đối phó với quy định của Sở Tư pháp.
Bác sĩ Đinh Thị Hoan, Phó Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần tỉnh đang khám sức khỏe tâm thần cho một người Pháp. |
Không chỉ chị Thảo mà rất nhiều đôi đến khám tại BVCKTT tỉnh đều nhận thấy sự cần thiết của việc khám SKTTTHN. Thậm chí, nhiều người cho rằng, việc khám SKTT trước khi kết hôn còn quan trọng hơn việc khám sức khỏe sinh sản, xét nghiệm HIV. Bởi, những người không có khả năng sinh con hay bị nhiễm HIV vẫn có khả năng đảm bảo cho một gia đình hạnh phúc. Còn đối với những người bị bệnh tâm thần, bệnh hoang tưởng, họ không làm chủ được lý trí và những hành động của bản thân. Do đó, họ rất dễ gây nên những bi kịch gia đình.
. Khám chi tiết, đánh giá khách quan
Trong cuộc sống, một số người có tiền sử bệnh tâm thần nhưng trải qua thời gian chữa trị, bệnh không tái phát trong thời gian dài. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân với nhiều áp lực sẽ khiến người vốn có tiền sử bệnh tâm thần rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc, trầm cảm… Lúc đó, những bi kịch gia đình rất dễ xảy ra. Do vậy, việc khám SKTTTHN phải được tiến hành một cách chi tiết, cụ thể mới đánh giá chính xác được SKTT của một người. Bác sĩ Đinh Thị Hoan, Phó Giám đốc BVCKTT tỉnh, người trực tiếp phụ trách công việc khám SKTTTHN cho biết: “Ở đây, chúng tôi khám tất cả các mặt về hoạt động tâm thần từ chi tiết đến tổng quát. Chúng tôi không vì một câu trắc nghiệm tâm lý không đúng, một hành động tâm lý không ổn định mà đánh giá SKTT của người đó không bình thường. Để đánh giá chính xác cần phải có một quá trình khám khoa học và logic”.
Tại BVCKTT tỉnh, người khám phải trải qua một bài kiểm tra về tâm lý, một cuộc phỏng vấn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bệnh án khám SKTTTHN rất chi tiết từ tiền sử gia đình, tiền sử cá nhân đến phản ứng cảm xúc, khả năng tập trung chú ý, trí nhớ, trí năng và khả năng tính toán, sử dụng tiền bạc… Ngoài việc khám về tâm lý, người khám còn được khám tổng quát về cơ thể, khám thần kinh. Nếu là người có SKTT bình thường, chỉ trong khoảng 3 giờ đồng hồ, người khám đã có thể nhận được kết quả. Một số trường hợp, người khám quá căng thẳng, bị ức chế nên không hoàn thành được bài kiểm tra tâm lý, các bác sĩ đều có biện pháp ổn định tinh thần, đồng thời lập hội đồng đánh giá kết quả nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng SKTT của người vợ hoặc chồng cũng rất quan trọng trong đời sống hôn nhân. Do vậy, việc khám SKTTTHN vừa là giải pháp tự bảo vệ những người trong cuộc, vừa hạn chế được những bị kịch gia đình không đáng có.
HOÀNG DUNG