Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với nhiễu động trong giới gió Đông trên cao, các nơi trên địa bàn TP. Nha Trang đã có mưa rất to, đến 31-10 đạt mức 517mm. Nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố đã ngập nước. Từ chiều và đêm 31-10, trời không mưa nhưng do ảnh hưởng của triều cường nên mực nước xuống chậm. Đến 9 giờ 30 ngày 1-11, trên địa bàn TP. Nha Trang lại có một trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ nên đã khiến cả thành phố tiếp tục ngập chìm trong nước.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với nhiễu động trong giới gió Đông trên cao, các nơi trên địa bàn TP. Nha Trang đã có mưa rất to, đến 31-10 đạt mức 517mm. Nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố đã ngập nước. Từ chiều và đêm 31-10, trời không mưa nhưng do ảnh hưởng của triều cường nên mực nước xuống chậm. Đến 9 giờ 30 ngày 1-11, trên địa bàn TP. Nha Trang lại có một trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ nên đã khiến cả thành phố tiếp tục ngập chìm trong nước.
Những ngôi nhà chồ mong manh trong con sóng dữ. |
Chúng tôi đến tổ 7 phường Vĩnh Phước lúc 9 giờ sáng 1-11. Khi chúng tôi đến, chị Trần Thị Leo và người nhà đang gia cố lại phần móng ngôi nhà vừa bị sập hôm trước. Chị lo lắng: “Tôi vừa đổ đá chằng móng cho ngôi nhà, chi phí hết gần 5 triệu đồng mà không biết có trụ nổi không”. Nhà chị Leo được xây dựng bằng gạch khá kiên cố nhưng cũng đã bị sóng đánh sập trong ngày 28-10, giờ chỉ còn lại một phần móng. Gia đình chị vẫn tiếp tục đổ đá giằng lại để giữ cho phần còn lại của ngôi nhà không bị sập tiếp. Chỉ tay về phía trước - giờ chỉ còn là khoảng trống - chị cho biết, nơi đây đã có mấy ngôi nhà chồ bị sập. Chị nói: “Mấy hôm nay tôi phải về nhà mẹ ngủ tạm, vì buổi tối, sóng lớn đánh phủ lên cả trên nóc nhà, rất sợ”.
Phường Vĩnh Phước là địa phương có đến 37 căn nhà bị sập và hư hại trong đợt mưa vừa qua, trong đó có 6 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Hiện tại vẫn còn nhiều ngôi nhà chồ cũ nát, không biết có trụ lại được với những cơn sóng dữ trong mùa mưa bão này dù người dân đã cố dùng nhiều biện pháp để chằng chống. Phần lớn những ngôi nhà bị sập đều nằm trong dự án xây dựng kè và đường ven sông Cái Nha Trang giai đoạn 2. Chính vì thế, đến nay chính quyền địa phương cũng chưa biết sẽ hỗ trợ những hộ này như thế nào vì đây là những ngôi nhà sẽ bị giải tỏa. UBND phường Vĩnh Phước cho biết, phường đã động viên và di dời 23 hộ dân đến nơi trú ngụ an toàn. Với những trường hợp nhà sập, dự kiến phường sẽ kiến nghị tỉnh cho những hộ dân này đến khu tái định cư mới theo phương án giải tỏa của dự án kè và đường bờ sông Cái.
Người dân đang chằng chống cho phần còn lại của căn nhà. |
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với nhiễu động trong giới gió Đông trên cao, các nơi trên địa bàn TP. Nha Trang đã có mưa rất to, đến 31-10 đạt mức 517mm. Nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố đã bị ngập nước; một số tuyến đường giao thông chính ra vào thành phố như đường 2-4, Nguyễn Tất Thành, 23-10, đường liên xã như Phong Châu, Hương lộ Ngọc Hiệp, Hương lộ 45, đường Cầu Bè… bị chia cắt. Từ chiều và đêm 31-10, trời nhiều mây không mưa nhưng do ảnh hưởng của triều cường nên mực nước xuống chậm. Một số nơi mực nước đã hạ 0,5m so với đỉnh ngày hôm trước. Tuy nhiên đến 9 giờ 30 ngày 1-11, trên địa bàn TP. Nha Trang lại có một trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ nên đã khiến cả thành phố tiếp tục ngập chìm trong nước. Nhiều tuyến đường nhanh chóng bị ngập sâu trở lại do nước vẫn còn ứ đọng từ hôm trước. Điều đáng nói là không chỉ các tuyến đường ngoại thành, các tuyến đường lớn trong trung tâm thành phố như Lê Thánh Tôn, Ngô Gia Tự, Nguyễn Trãi, Biệt Thự, Hùng Vương, Trần Quang Khải… cũng bị ngập sâu khiến việc lưu thông của người dân rất khó khăn. Đến 16 giờ ngày 1-11, nhiều đoạn trên đường Hùng Vương vẫn còn ngập sâu, khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn, sinh hoạt của nhiều hộ gia đình khu vực này bị xáo trộn. Các con đường huyết mạch như 23-10, 2-4 cũng bị ngập sâu khiến giao thông bị ách tắc. Tại phường Phước Long, đường Nguyễn Đức Cảnh, Võ Thị Sáu, Trương Hán Siêu, Nguyễn Thị Định… bị ngập sâu hơn 0,4m. Đến 15 giờ chiều 1-11, mực nước ở đây vẫn còn rất cao nên xe qua lại rất khó khăn, nhất là tại đường Nguyễn Đức Cảnh, con đường chính đi sân bay Cam Ranh.
Ông Nguyễn Văn Danh - Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang cho biết: “Thành phố vẫn đang tiếp tục duy trì lực lượng tại các điểm xung yếu để sẵn sàng xử lý các tình huống xảy ra. Lãnh đạo thành phố cũng đang tập trung chỉ đạo các địa phương có phương án sẵn sàng giúp đỡ những hộ dân bị thiệt hại trong mưa lũ nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống”.
BÍCH KHUÊ
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão TP. Nha Trang, trên địa bàn thành phố có 43 căn nhà bị sập trôi và sạt lở, trong đó có 37 căn ở Vĩnh Phước và 6 căn ở Vĩnh Nguyên. Thành phố đã di dời 153 hộ với 547 nhân khẩu đến nơi an toàn. Phường Phước Long cũng đã di dời 200 người già và trẻ em từ khu vực Đồng Muối về nơi an toàn. Ở khu vực Đồng Muối, Phong Châu, Vĩnh Thái… nước đã ngập trở lại sau cơn mưa lớn vào sáng 1-11. Đến nay, TP. Nha Trang xảy ra 1 trường hợp mất tích. Đó là ông Nguyễn Văn Quế (sinh năm 1953, ở xã Vĩnh Ngọc) cùng 2 con trai bơi xuồng chèo qua sông Cái để thăm con gái tại Đắc Lộc - Vĩnh Phương. Khi còn cách bờ Vĩnh Phương 20m thì xuồng bị lật chìm. 2 người con trai của ông được một số người dân cứu, còn ông Quế mất tích đến nay vẫn chưa tìm được.