Các chị là những cán bộ Hội Phụ nữ tận tụy. Dù ở đâu, cương vị nào các chị cũng luôn làm tốt nhiệm vụ của mình, góp một phần không nhỏ vì cuộc sống ấm no của chị em, vì sự phát triển chung của phụ nữ.
Các chị là những cán bộ Hội Phụ nữ tận tụy. Dù ở đâu, cương vị nào các chị cũng luôn làm tốt nhiệm vụ của mình, góp một phần không nhỏ vì cuộc sống ấm no của chị em, vì sự phát triển chung của phụ nữ.
. Người cán bộ của núi rừng Khánh Sơn
Làm công tác Hội Phụ nữ từng là niềm vui của chị Hiền. |
Thế nhưng, đời sống ở miền cao chông chênh lắm, lương bố mẹ thấp quá, nương rẫy không làm được nhiều, học xong lớp 12, chị Hiền phải từ bỏ ước mơ để dành tiền cho những đứa em thơ được đến trường, trở về với cuộc sống nương rẫy, nơi mà trước đây chị đã từng ý thức là chỉ có tri thức mới có thể vượt qua. Chị lấy chồng, anh cũng nghèo nhưng sống rất có tình. Anh hết lòng chăm sóc vợ con, Chị sinh con, cảnh nghèo càng thêm khó. Xoay xở mãi không đủ sống, chị xin làm tạp vụ ở Hội LHPN huyện, công việc mà lúc đó ít ai muốn làm bởi đồng lương “còm cõi”. Nhưng chị không biết, chính công việc đòi hỏi sự chịu đựng, nhẫn nại đó lại đưa cuộc đời mình rẽ hướng. Hình ảnh một cô tạp vụ giỏi giang, chịu khó và hay tò mò học hỏi, biết lắng nghe, chia sẻ với mọi người đã gợi lòng trắc ẩn và sự chú ý của một số chị cán bộ Hội. Họ đã dạy chị cách đánh máy chữ, làm quen với các báo cáo, đến khi chị thành thạo, tận tường hết công việc của một cán bộ Hội thì Hội Phụ nữ tạo điều kiện đưa chị đi học, bồi dưỡng thêm kiến thức và làm quen với công việc văn phòng.
Chị đã vừa làm, vừa học. Ngoài việc hỗ trợ 5 đứa em đi học, chị còn lo cho chồng học tiếp lên Cao đẳng Sư phạm. Với bản chất thông minh, lại chịu khó học hỏi, chị đã trưởng thành dần trong công việc, trở thành Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Khánh Sơn, sát cánh với phong trào phụ nữ. Chồng chị cũng trở thành giáo viên dạy tiểu học tại huyện nhà. Chị sinh thêm đứa con thứ 2, ngôi nhà của chị trở thành “ngôi nhà mơ ước” của bao người ở các buôn làng gần đó vì năm nào gia đình chị cũng đạt chuẩn gia đình văn hóa, vợ chồng thành đạt, hạnh phúc, con cái ngoan hiền và học giỏi. 5 đứa em của chị đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 3 em đã có việc làm ổn định.
Cách đây hơn 1 năm, chị chuyển công tác và trở thành Bí thư Đảng ủy xã Sơn Hiệp. Chị đã sụt 3kg liền khi nhận nhiệm vụ mới vì lo. Chị tâm sự: “Mình về Sơn Hiệp lo lắm, lại là giai đoạn có nhiều nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết nên càng lo hơn. Nhưng qua 1 năm làm tốt nhiệm vụ, được cấp trên khen, giờ mình đã lấy lại được cân bằng rồi, mừng lắm. Có lẽ là do thời gian làm cán bộ phụ nữ huyện mình đã chịu khó học hỏi được nhiều kinh nghiệm về quản lý từ các cán bộ Hội đi trước, nhất là từ chị Trần Thị Hoài Nhân - nguyên Chủ tịch Hội LHPN huyện Khánh Sơn với đức tính chịu khó, giản dị, khiêm nhường và chị Trần Thị Kim Cúc - đang là Chủ tịch Hội LHPN Khánh Sơn với tinh thần trách nhiệm cao và tính cứng rắn, quyết đoán trong công việc. Chính vì thế mà giờ mình đã làm tốt công việc hiện tại và luôn thầm biết ơn các chị”.
Năm nay, chị Cao Thị Hiền mới 34 tuổi. Với sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ và tâm huyết cống hiến hết mình vì công việc, hy vọng chị sẽ làm tốt nhiệm vụ hiện tại của mình - Bí thư xã, Ủy viên Ban Chấp hành phụ nữ, giống như thời chị còn là cán bộ Hội Phụ nữ huyện, chị đã giúp rất nhiều cho sự phát triển của phong trào phụ nữ miền núi. Chính vì thế, chị từng được các bộ, ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen, từng được UBND tỉnh tặng bằng khen vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Có lẽ vì thế mà khi tôi đùa, bây giờ chắc chị quên hết công việc nương rẫy rồi, chị lại cười: “Không bao giờ, có xưa mới có nay, mình luôn tự hào mình là người con của núi rừng, nói được 2 thứ tiếng của đồng bào mình và của người Kinh. Mình luôn giải quyết công việc bằng cách đặt mình vào vị trí của người khác, phải gương mẫu thì chị em phụ nữ ở đây mới tin và làm theo…”.
. Và người Chủ tịch Hội nhiệt tình
Đến nhà thăm hỏi tâm tư, nguyện vọng của hội viên giúp chị Nhung làm tốt hơn công tác Hội. |
Không chỉ đến nhà chị Thoa, cả buổi chiều dầm mình trong mưa, chị Nhung thoăn thoắt đi hết nhà hội viên này đến nhà hội viên khác để động viên, thăm hỏi, trò chuyện, nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của chị em hội viên. Chị Nguyễn Thị Y, một hội viên phụ nữ từng lầm lỡ hoàn lương và được chị Nhung giúp đỡ cho biết: “Trước đây chồng mất, cuộc sống túng bấn, tôi đã phạm sai lầm. Sau khi học tập xong, về địa phương tôi được chị Nhung và các chị trong Hội Phụ nữ gặp gỡ, động viên, giúp đỡ… Bây giờ tôi đã có cuộc sống ổn định và cũng bớt buồn”.
Vạn Thọ là địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân bấp bênh phải dựa vào nông nghiệp, hoặc nghề biển là chính. Toàn xã hiện có gần 650 hội viên sinh hoạt trong 3 chi hội: Cổ Mã, Ninh Mã, Tuần Lễ. Khi mới bắt đầu nhận công tác Hội, do địa bàn rộng, để hoàn thành nhiệm vụ, chị Nhung phải thường xuyên đi cơ sở để nắm bắt tình hình. Chị đã dành mấy tháng liền xuống cơ sở họp chi hội, tâm sự cùng chị em. Do đặc thù địa bàn xã Vạn Thọ, việc sinh hoạt chi hội phải phụ thuộc theo hội viên. Chi hội Tuần Lễ thì họp lúc nước lên, còn các chi hội khác thì họp lúc nông nhàn.
Vì thế giờ giấc họp cũng linh động, có lúc phải họp vào 12 giờ trưa hoặc buổi tối. Làm công tác Hội nhiều năm, gắn bó, đồng cam cộng khổ với chị em nên chị Nhung đã quen. Bây giờ chị luôn coi hội viên như người thân, láng giềng của mình, không quản ngại khó khăn tạo điều kiện giúp đỡ hội viên thoát nghèo. Hàng năm, số phụ nữ nghèo ở xã được Hội giúp đỡ đạt trên 70% và số phụ nữ nghèo là chủ hộ được giúp đỡ đạt trên 93%, vì thế hội viên tham gia sinh hoạt ngày càng nhiều.
Trong cái chung có cái riêng, để làm tốt công tác Hội, gia đình riêng của chị Nhung cũng phải luôn gương mẫu về mọi mặt. Chồng chị cũng là cán bộ xã nên cũng khá vất vả. Nhiều hôm 2 vợ chồng cùng đi làm đến khuya mới về, con cái đều phải gửi người thân. Nhưng gia đình chị rất hạnh phúc vì vợ chồng chị luôn nhận thức được về bình đẳng giới, sẻ chia, giúp đỡ, đồng cam cộng khổ, cùng nhau phát triển kinh tế gia đình. Nhà chị thường là nơi thí điểm các mô hình chăn nuôi hải sản, sá sùng để làm mẫu cho chị em trong hội học tập. Chị tâm sự: “Là cán bộ đương nhiên mình phải là đầu tàu gương mẫu, mà đầu tàu phải kéo cả đoàn tàu cùng chạy”. Nói về công tác Hội Phụ nữ, anh Nguyễn Văn Sáu, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Phong trào phụ nữ tại Vạn Thọ khá mạnh vì nhờ có sự lãnh đạo sâu sát của chị Nhung. Chị rất tâm huyết, đã triển khai, tập hợp, đoàn kết được chị em phụ nữ. Nhiều mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ đạt hiệu quả cao như nuôi tôm, chăn nuôi gia súc, buôn bán. Tính đến nay, toàn xã chỉ còn 5,25% hộ nghèo theo chuẩn Trung ương, mỗi năm giảm được 3%, để có được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của Hội Phụ nữ, của chị Nhung”.
Chia tay chị Nhung, chị Hiền nhưng tôi vẫn luôn vương vấn trong đầu hình ảnh các chị dầm mưa, dãi nắng vì công tác Hội. Không chỉ có 2 chị mà hiện nay, hàng trăm cán bộ Hội Phụ nữ khác đều không quản ngày đêm cống hiến trí tuệ, công sức, đóng góp một phần việc nhỏ của mình cho công tác Hội. Chính vì thế mà 5 năm qua đã có hàng nghìn lượt cán bộ Hội được vinh danh, khen thưởng. Đó là những phần thưởng cao quý mà các chị xứng đáng nhận được vì đã sống và làm việc với phương châm mình vì mọi người…
MINH THIẾT