Cách đây 35 năm, ông Bùi Xuân Phong (sinh năm 1933) đã tự hào là một trong những người con đầu tiên của Khánh Hòa theo đoàn quân giải phóng về tiếp quản Nha Trang. Ông đã lặng người khi được trở về mảnh đất quê hương vào giây phút lịch sử đó…
Cách đây 35 năm, ông Bùi Xuân Phong (sinh năm 1933) đã tự hào là một trong những người con đầu tiên của Khánh Hòa theo đoàn quân giải phóng về tiếp quản Nha Trang. Ông đã lặng người khi được trở về mảnh đất quê hương vào giây phút lịch sử đó…
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng (cả 4 anh em đều tham gia kháng chiến, trong đó 2 người là liệt sĩ), ông Phong đã sớm được hun đúc lý tưởng “sống và chiến đấu cho Tổ quốc”. Sinh sống tại Nha Trang, năm 16 tuổi, ông quyết định lên đường đi bộ đội để mong một ngày trở về giải phóng quê hương. Sau 11 năm chiến đấu, với nhiều lần cận kề cái chết, ông đã được Đảng cử đi học Đại học Sư phạm ở miền Bắc. Năm 1968, ông tiếp tục được cử đi học lớp quản lý và trở về miền Nam phục vụ.
Ông Bùi Xuân Phong (ngồi ngoài cùng, bên phải) trong một buổi làm việc tại Ban quân quản những ngày đầu giải phóng. |
Sau khi nghỉ lại Ninh Hòa 1 đêm, 14 giờ ngày 2-4-1975, đoàn quân giải phóng đã tiến vào Nha Trang trong sự chào đón của nhân dân. Nhà nhà đều treo cờ giải phóng. Dù trời mưa tầm tã nhưng đồng bào vẫn đứng kín 2 bên đường, thể hiện sự phấn khởi của hàng vạn nhân dân ở một thị xã liên tục 30 năm đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Họ sẵn sàng ủng hộ tất cả những gì mà cách mạng cần. Họ kêu gọi binh sĩ địch còn lẩn trốn ra đầu hàng; tự cầm binh khí mà địch bỏ lại để chống bọn cướp phá, bảo vệ các công sở, kho tàng, bệnh viện…”.
Kể đến đây, giọng ông chợt chùng xuống: “Đến Nha Trang, tôi chạy ngay về nhà. Đứng trước cánh cửa quen thuộc, lòng tôi dâng lên bao cảm xúc. Tôi chợt nhớ lại một chiều tháng 8-1949, từ mảnh đất này, tôi đã trốn gia đình, bạn bè, theo ghe câu ra chiến khu đi bộ đội, mong có ngày trở về giải phóng quê hương. Tạm biệt Nha Trang khi đầu còn xanh, ngày trở về, tóc đã xen sợi bạc. 26 năm sau ngày tôi ra đi, bây giờ quê hương đã được giải phóng. Nhìn những con đường thân quen, những cửa hiệu năm xưa mà cảm thấy bồi hồi khó tả…!!!”
Chúng tôi còn được ông Phong cho biết thêm, sau ngày Nha Trang giải phóng, ông làm ở Ban Quân quản một thời gian, rồi ông lại trở về với sự nghiệp “trồng người”. Hiện nay, tuy tuổi cao, sức yếu nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận trong ông luôn hừng hực khí thế cách mạng. Những con người như thế, sẽ mãi là tấm gương sáng cho thế hệ chúng tôi noi theo.
LAM ĐIỀN