10:04, 27/04/2010

Trẻ em dễ bị mắc bệnh

Thời tiết nóng trong những ngày Hè khiến trẻ em rất dễ mắc bệnh. Theo các bác sĩ, 4 bệnh trẻ em thường gặp nhất trong mùa hè là: tiêu chảy cấp, viêm phế quản cấp, sốt cao co giật và sốt phát ban. Vì thế, cha mẹ cần chú ý chăm sóc và bảo vệ tốt cho trẻ để phòng bệnh.

Thời tiết nóng trong những ngày Hè khiến trẻ em rất dễ mắc bệnh. Theo các bác sĩ, 4 bệnh trẻ em thường gặp nhất trong mùa hè là: tiêu chảy cấp, viêm phế quản cấp, sốt cao co giật và sốt phát ban. Vì thế, cha mẹ cần chú ý chăm sóc và bảo vệ tốt cho trẻ để phòng bệnh.

. Bệnh thường gặp

                               Khi trẻ bị bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Thời tiết thay đổi vào đầu mùa Hè, nhiệt độ tăng cao là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em dễ mắc bệnh. Ngoài một số bệnh thường gặp như: tiêu chảy cấp, viêm phế quản cấp, sốt cao co giật và sốt phát ban, trẻ còn dễ mắc một số bệnh khác như: hội chứng tay - chân - miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, quai bị, sởi…

Bệnh tiêu chảy: Mùa Hè là mùa của ngộ độc thức ăn, nhiệt độ cao rất thuận lợi cho sự thoái hóa thực phẩm và sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm, mốc nên thức ăn thường rất nhanh hư hỏng. Ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... cũng phát triển nhiều hơn, càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa. Vì thế, nếu cha mẹ không cẩn thận, trẻ rất dễ mắc bệnh tiêu chảy. Nếu bị tiêu chảy, tóe nước trên 3 lần/24 giờ, trẻ sẽ bị mất nước, mắt trũng, môi khô, mệt mỏi và khát nước. Vì thế, cha mẹ cần phải bù nước cho trẻ bằng cách cho uống nước oresol (pha và uống đúng theo chỉ dẫn), sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Viêm phế quản cấp là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do siêu vi. Khi trẻ mắc bệnh thường có các triệu chứng như: ho khan và có đàm, ho xuất hiện nhiều vào ban đêm, thường khỏi bệnh sau 1 tuần. Nhưng có trường hợp tái phát và nếu để kéo dài, bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang. Để phòng ngừa bệnh này, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đủ chất, giữ ấm cơ thể, không để trẻ thức khuya, tiếp xúc với khói thuốc lá, ra đường cần đeo khẩu trang chống bụi.

Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Trong đó, sốt cao co giật do virus và sốt phát ban là 2 loại bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Sốt cao do virus thường bắt đầu với triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, sau đó sốt cao từ 390C - 400C, li bì và có khi lên cơn co giật. Khi trẻ mắc bệnh này, các bậc cha mẹ cần bình tĩnh hạ nhiệt cơ thể cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng nước ấm, thấp hơn thân nhiệt của trẻ 20C để lau người cho trẻ, đồng thời cho trẻ uống viên hạ sốt (có loại viên uống và có loại nhét hậu môn). Đối với sốt phát ban, trẻ thường có triệu chứng ban đầu là sốt, ho, sổ mũi và xuất hiện ban đỏ, lúc đầu ở mặt, sau đó lan dần xuống bụng, tay, chân. Những chấm ban có màu đỏ, mịn như cám, không có các chấm bể miệng, thường lặn sau 3 ngày, có trường hợp mọc lại và tái diễn vài lần mới chịu lặn hẳn. Sốt phát ban tuy ít nguy hiểm nhưng bệnh thường được phát hiện muộn nên dẫn tới biếng chứng nếu không có chế dộ dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách. Vì thế, cha mẹ của trẻ không được chủ quan.

. Cần bình tĩnh khi phát hiện bệnh

Bác sĩ Biện Thị Nga - Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Hiện nay, các bệnh nhân “nhí” ở Khoa Nhi chưa có dấu hiệu tăng, nhưng theo chu kỳ hàng năm, thường vào giữa cuối mùa Hè thì dịch bệnh sẽ tăng, nhất là các ca bệnh tiêu chảy, viêm hô hấp và sốt. Vì thế, các bậc cha mẹ có con nhỏ không nên chủ quan mà cần phải đề phòng ngay từ đầu mùa bằng cách giữ vệ sinh nơi ở, vệ sinh cá nhân cho trẻ, chế biến thức ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, tránh các thức ăn nguội, lạnh; bố trí không gian vui chơi cho trẻ ở những nơi thoáng mát, có gió; không nên để trẻ nằm lâu trong phòng lạnh, không uống nhiều nước đá, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ đã bị bệnh. Nếu trẻ đã có dấu hiệu bị bệnh, thuyên chuyển nặng nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Thực tế, có nhiều bậc cha mẹ rất chủ quan, khi trẻ bị bệnh tự ý mua thuốc cho trẻ uống, lạm dụng kháng sinh hoặc tự điều trị không đúng cách đã khiến trẻ không những không bớt bệnh mà còn nặng thêm, đó là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tử vong. Hoặc ngược lại, trẻ mới chỉ hơi mệt, ấm đầu thông thường, có thể tìm hiểu kiến thức và tự điều trị tại nhà, nhưng bố mẹ lại không đủ bình tĩnh, vội vàng đưa con đến bệnh viện, khiến trẻ bệnh nặng thêm, hoặc mắc thêm các bệnh khác do nhiễm khuẩn từ bệnh viện.

MINH THIẾT