Bằng ý chí, nghị lực và sự chịu thương, chịu khó, anh Trần Quang Dũng - Tổ dân phố 16, thị trấn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ biết phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp với kinh doanh dịch vụ.
Bằng ý chí, nghị lực và sự chịu thương, chịu khó, anh Trần Quang Dũng - Tổ dân phố 16, thị trấn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ biết phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp với kinh doanh dịch vụ.
Đến thăm gia đình anh Trần Quang Dũng ở tổ dân phố 16, thị trấn Ninh Hòa, nhìn nhà cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi, ít ai biết trước đây gia đình anh phải chạy ăn từng bữa. Anh cởi mở kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng bươn chải kiếm sống và quá trình vươn lên làm giàu của mình.
Hàng ngày, anh Trần Quang Dũng trực tiếp chỉ dẫn công việc cho công nhân. |
Sau khi hết bệnh, vay được ít tiền làm vốn, chị tiếp tục với việc buôn bán; còn anh vừa làm ruộng, kết hợp với trồng rau muống chăn nuôi heo, gà, vịt. Vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nông nghiệp, lại cần cù chịu khó, sáng tạo, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi nên cây, con của gia đình anh Dũng đều phát triển tốt, cho thu nhập cao. Tích lũy dần, cuối cùng gia đình anh cũng có tiền xây nhà, mở rộng sạp kinh doanh tạp hóa. Song song đó, anh nghiên cứu thị trường tại địa phương, mạnh dạn kinh doanh thêm mặt hàng phân bón. Anh mua phân về bán chịu cho bà con nông dân, cuối vụ thu hoạch mới lấy tiền. Bà con ai cần gì đều gọi anh, dù mua ít hay nhiều anh đều chở đến tận nhà.
Thấy bà con chỉ làm ruộng, thời gian nhàn rỗi quá nhiều, anh nghĩ đến nghề đan mây tre lá. Nghĩ là làm. Đầu năm 2009, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, trở thành điểm thu mua hàng thủ công mỹ nghệ cho Hợp tác xã (HTX) Vĩnh Phước. Anh nhận khoán nguyên, vật liệu của HTX cho bà con đưa về nhà đan. Mới đầu chưa quen, bà con bàn giao hàng, anh không kiểm tra lại kỹ thuật mà nhận về giao lại cho HTX. Vì vậy, nhiều sản phẩm làm không đúng kỹ thuật, bị trả lại nên không có lãi. Rút kinh nghiệm, những lần sau bà con giao hàng anh đều kiểm tra kỹ, đạt yêu cầu mới giao cho HTX. Ngoài ra, anh còn nhận hàn cơ khí (hàn khung sắt) cho HTX, giải quyết việc làm cho 5 - 7 công nhân nam tại địa phương với thu nhập hơn 1 triệu đồng/người/ tháng.
Nhờ biết khai thác thế mạnh tại địa phương, linh hoạt, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và cần cù, chịu khó, mỗi năm gia đình anh Dũng thu nhập hơn 250 triệu đồng (chưa trừ chi phí). Không chỉ làm giàu cho mình, anh còn tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương. Chị Trần Thị Mỹ Châu (công nhân làm tại xưởng) tâm sự: “Từ khi có thêm nghề đan mây tre lá, bà con trong tổ dân phố thêm thu nhập, cuộc sống đỡ khổ hơn nhiều. Người dân ở đây mừng lắm, nhất là phụ nữ. Chúng tôi cảm ơn vợ chồng anh Dũng nhiều lắm và mong sẽ có nhiều việc làm hơn nữa cho bà con”. Anh Dũng còn giúp đỡ hàng chục triệu đồng và vật tư nông nghiệp cho nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo. Anh chia sẻ: “Tôi mong mình sẽ tạo được nhiều việc làm hơn nữa giúp bà con có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Bây giờ, gia đình tôi tuy chưa giàu nhưng cũng đã có của ăn của để nuôi con ăn học. Hiện 2 cháu lớn đã có việc làm ổn định, còn cháu út đang đi học”.
Ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ninh Hòa cho biết: “Anh Dũng không chỉ biết làm giàu cho mình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Anh xứng đáng là tấm gương sáng trong sản xuất - kinh doanh”.
C.V