09:03, 31/03/2010

Đó là thời khắc Không thể nào quên

Cuộc đời chiến sĩ sung sướng nhất là được trực tiếp tham gia trận đánh làm nên chiến thắng, đặc biệt là trận thắng cuối cùng. Ông Đặng Đức Long, cán bộ an ninh Khánh Hòa vinh dự là một trong những người vào tham gia giải phóng Nha Trang sớm nhất.

Cuộc đời chiến sĩ sung sướng nhất là được trực tiếp tham gia trận đánh làm nên chiến thắng, đặc biệt là trận thắng cuối cùng. Ông Đặng Đức Long, cán bộ an ninh Khánh Hòa vinh dự là một trong những người vào tham gia giải phóng Nha Trang sớm nhất.

 Ông Đặng Đức Long say sưa kể lại hồi ức ngày đầu giải phóng Nha Trang.

Ông Đặng Đức Long sinh 1931. Sau Hiệp định Paris, ông là Phó Ban An ninh thị xã Vĩnh Trang, phụ trách Vùng 1, hoạt động qua “hộp thư chết” ở thôn An Ninh, xã Diên An (Diên Khánh), hình thành đường dây từ nội thị lên khu căn cứ và ngược lại. Năm 1974, ông được cấp trên chuyển sang Vùng 5 do đồng chí Nguyễn Thành Long, một chiến sĩ biệt động nổi tiếng sau Mậu Thân 1968 làm Đội trưởng. Tuy đã ở tuổi 80, nhưng mỗi lần ôn lại ngày đầu quê hương giải phóng, ông Long như trẻ lại với những kỷ niệm một thời… Ông cho rằng, đó là những khoảnh khắc đẹp nhất trong đời mình.

Ông kể: Cuối tháng 3-1975, tình hình chiến sự trên chiến trường miền Nam rất sôi động. Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột và môït loạt chiến thắng khác liên tiếp diễn ra ở miền Trung, tình hình địch tại Nha Trang bắt đầu có biến đôïng bất thường. Trên các tuyến lộ, tuyến phố, xe GMC nhà binh chở đầy lính chạy nhốn nháo. Tin tức đến với chúng tôi hàng giờ, nhưng không có cách nào chuyển ra căn cứ cho kịp. Ngày 30, 31-3, đơn vị chúng tôi từ căn cứ Hòn Rớ quan sát địch ở sân bay Nha Trang, cảng Cầu Đá… Quang cảnh thật hỗn loạn. Ở sân bay, máy bay trực thăng của địch lên xuống từng tốp. Ngoài vịnh Nha Trang, tàu chiến to nhỏ của địch rập rình hàng chục chiếc. Trên đường Duy Tân (nay là đường Trần Phú), từng đoàn ô tô nối nhau chạy về phía cảng Bạch Đằng và Cầu Đá. Đúng là một hiện tượng lạ! Sáng 1-4, tôi và anh Long hội ý, họp chi bộ nhận định tình hình và chuẩn bị báo cáo gửi lên trên, nhưng cuộc họp vừa diễn ra thì chị Mười Đo (Nguyễn Thị Đo) - Thị ủy viên Vĩnh Trang phụ trách hoạt đôïng nội thành đến. Chị thông báo địch đã rút chạy và chúng tôi quyết định xuống núi ngay vào tiếp quản thị xã. 10 giờ ngày 1-4, toàn bộ lực lượng gồm tôi và các anh, chị: Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Thanh Châu, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Giếng cùng một số đồng chí khác ở Tiểu đoàn đặc công 407, được ngư dân dùng thuyền chở qua sông Cửa Bé vào Vĩnh Trường. Lúc này, chính quyền ngụy đã tan rã, nhưng tình hình an ninh trật tự còn hết sức lộn xộn. Được sự chỉ đạo của chị Mười Đo, chúng tôi triển khai một loạt công việc cấp bách: Hình thành các tổ tự vệ, tự quản, kêu gọi địch ra đầu hàng, thu gom vũ khí, ổn định tình hình, phát động nhân dân may cờ Giải phóng… Cuộc mít-tinh tối 1-4 ở Vĩnh Trường được tổ chức ngay tại trụ sở ngụy quyền, nhân dân tham dự đông nhưng rất trật tự. Chúng tôi thông báo cho đồng bào việc quê hương đã được giải phóng, cách mạng đã về, bà con yên tâm ở lại nhà, sẽ không bao giờ có chuyện “tắm máu” như bọn Mỹ ngụy rêu rao. Chúng tôi cũng răn đe ngụy quân, ngụy quyền và các kẻ phạm tội không được lợi dụng quấy phá, cướp bóc, hà hiếp nhân dân, ai phạm tội sẽ bị nghiêm trị.

Mít-tinh xong, chúng tôi tổ chức lực lượng triển khai nhiệm vụ ngay trong đêm. Sáng 2-4, chúng tôi nhận được lệnh của trên bảo vệ cho được Hải Học viện vì đó là tài sản có một không hai ở Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi phân công: Anh Thành Long cùng chị Mười Đo mang cờ lên Nha Trang gặp tuyến Ban cán sự thị; một tổ công tác được cử xuống bảo vệ Hải Học viện, lầu Bảo Đại và cảng Cầu Đá; 1 tổ khác vào chiếm giữ khu kho cảng Bình Tân. Tôi và chị Nguyễn Thị Quyên, chiến sĩ an ninh, vào sân bay, qua Trung tâm Cảnh sát Quân khu 2 địch (nay là trụ sở Công an tỉnh), đến Sứ quán Mỹ, lên cơ quan Cảnh sát đặc biệt ngụy tại ngã tư Lê Lợi do tên thiếu tá Độ phụ trách. Ở đây, tôi gặp anh Hoài Sơn, tức Nguyễn Điểu, và một số anh em an ninh khác. Đồng chí Nguyễn Điểu hội ý lãnh đạo Ban An ninh phối hợp với tuyến Ban cán sự thị xã Vĩnh Trang triển khai tiếp quản các cơ quan đầu não; thu giữ, bảo quản hồ sơ tài liệu địch để lại; tuyển chọn con em cán bộ, cơ sở cách mạng bổ sung vào lực lượng, hình thành nhiều tổ công tác đảm đương nhiệm vụ tiếp quản và giữ gìn an ninh trật tự trong thị xã. Trưa 2-4, nghe tin bộ đội ta đã giải phóng Ninh Hòa, đang áp sát Nha Trang, chị Mười Đo và tuyến Ban cán sự liền bố trí 2 xe Honda chở cán bộ ta đi đón. Đến 14 giờ, chúng tôi bố trí thêm 2 xe Jeep nữa. Đến đèo Rù Rì thì gặp xe tăng và từng đoàn ô tô chở quân của Sư đoàn 10. Khoảng 15 giờ, tôi và một số đồng chí khác chạy xe Jeep ra cầu Xóm Bóng thì gặp quân giải phóng. Chúng tôi quay xe chạy theo. Đến ngã tư Thông tin, xe tăng dừng lại, chúng tôi mời các anh chạy môït vòng xung quanh thị xã để nắm thực địa và biểu dương lực lượng, nhưng các đồng chí ấy bảo: Nha Trang giải phóng rồi, cán bộ và nhân dân tự lo tiếp quản, còn quân chủ lực đã được lệnh thần tốc tiến về phía Nam.

Rồi quân giải phóng lên đường luôn. Còn chúng tôi, đã đi qua khoản khắc không thể nào quên, khẩn trương bắt tay vào trăm công ngàn việc của chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng ngày đầu giải phóng.

NGUYỄN XUÂN (Ghi theo lời kể)