Ngày 9-1, Bộ Y tế cho biết, căn cứ vào tình hình thực tiễn nhu cầu sử dụng máu, tình hình hiến máu tại Việt Nam, bộ xây dựng dự thảo Luật về máu và tế bào gốc theo phương án hiến máu tình nguyện.
Ngày 9-1, Bộ Y tế cho biết, căn cứ vào tình hình thực tiễn nhu cầu sử dụng máu, tình hình hiến máu tại Việt Nam, bộ xây dựng dự thảo Luật về máu và tế bào gốc theo phương án hiến máu tình nguyện.
Trước đó, trong dự thảo luật, có 2 giải pháp được đưa ra để xin ý kiến. Giải pháp 1: Quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu. Giải pháp 2: Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Bộ Y tế ủng hộ phương án 2 và đang xây dựng dự thảo theo phương án này. Vì nếu theo giải pháp một, không nói về vấn đề tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi so với giải pháp 2 (sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng) mà còn gây tình trạng lãng phí, xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là gần 28 triệu đơn vị máu. Trong khi đó, nếu coi việc hiến máu là tự nguyện và trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm thì hàng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ đồng và quan trọng nhất là nguồn máu đảm bảo điều trị. Vì thế, Bộ Y tế lựa chọn phương án 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém.
Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước đang phát triển, nhu cầu máu dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Với dân số 90 triệu dân, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1,8 triệu đơn vị máu...
G.C